Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Người phụ nữ Tây “làm giàu” trên đất ta

- 0 nhận xét
Tôi biết Trish Summerfield khi đến Inner Space Hà Nội - một chương trình vì mục đích mang lại sự thay đổi tích cực trong mỗi người với nhiều khóa học, hội thảo chuyên đề không tính phí cho cộng đồng.
Chị đã hướng dẫn nhiều khóa đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực Tư duy tích cực, Giá trị sống, Quản lý giận dữ, Lãnh đạo nội tâm.. tại nhiều quốc gia và ở Việt Nam chị là diễn giả quen thuộc qua hơn trăm chương trình Quà tặng cuộc sống trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1...
Nhưng phải đến khi tôi tham dự trực tiếp buổi hội thảo “Học từ cuộc sống” hôm 7/11 vừa rồi, tôi mới nhận ra Trish là một người nước ngoài “giàu có” theo cách vô cùng đặc biệt. Những ngày cuối thu Hà Nội, tôi có may mắn gặp lại Trish để có buổi trò chuyện riêng và tìm hiểu cách “làm giàu” của người phụ nữ này.

Chị Trish này, nhiều người nói với tôi họ đến Inner Space để làm giàu tâm hồn bằng những giá trị sống và vẻ đẹp nội tâm. Tôi cũng nghe nói chị là “đại gia” nhờ biết cách “làm giàu” cho mình và người khác?
Tôi không hoàn toàn chắc tôi là “đại gia” mà tôi vẫn đang trong quá trình khám phá và “làm giàu” những vẻ đẹp tâm hồn của mình và người khác. Về mặt vật chất, nếu bạn hỏi mọi người vì sao họ muốn thành đại gia và tiền bạc có ý nghĩa như thế nào với họ thì thông thường họ sẽ nói họ cảm thấy tiền bạc có thể tạo ra niềm hạnh phúc mà họ thì đang khao khát hạnh phúc. Nhưng sự thật thì tiền bạc không thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và làm chúng ta thực sự hạnh phúc. Đôi khi chúng ta làm việc rất vất vả để có hạnh phúc thông qua tiền bạc và thậm chí còn mất đi mối quan hệ rồi cảm thấy xì trét.. Thật ra khi đó chúng ta đãthiếu đi những giá trị, đức hạnh như sự chân thành, khoan dung, lòng trắc ẩn, tích cực, yêu thương... Vì vậy, ở đây chúng tôi xây dựng những kho báu nội tâm để có được niềm hạnh phúc cho chính mình và đưa chúng vào các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Vậy làm thế nào để giúp mọi người nhận ra vẻ đẹp và giá trị nội tại của mình trong bối cảnh hiện nay phần đông chạy theo những giá trị vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị và cuộc sống thì ngày càng có nhiều biến động, căng thẳng trong các mối quan hệ?
Một trong những cách chúng tôi đã và đang làm thông qua các khóa học và hội thảo hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng để học viên nhận ra bản chất của mỗi người là tích cực và khi tiêu cực thì tất nhiên mình sẽ không cảm thấy ổn thỏa từ bên trong. Trong thế giới ngày nay, có hàng nghìn lí do để trở nên tiêu cực. Bằng cách để mình ra khỏi làn sóng tiêu cực và bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp, bạn có thể chuyển hóa mối quan hệ và tạo ra nhiều thay đổi.  Ví dụ đơn giản bạn có thể áp dụng ngay là nói với những người thân thiết của mình về bất kì phẩm chất, điểm tốt đẹp gì bạn học được từ họ. Điều này sẽ nâng đỡ và giúp cho họ có thêm rất nhiều sức mạnh để phát huy những điều tích cực đó.
Khi chúng ta tích lũy một kho báu đầy ắp yêu thương, bình an, sức mạnh, tình cảm trong sáng..., chúng ta sẽ có thể dễ dàng trao đi, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và “làm giàu” cho người khác. Và rồi chính chúng ta lại nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn nữa. Đó có phải là quy luật của cuộc sống?
Đúng là như vậy, vì nếu chúng ta hỗ trợ người khác theo bất kì cách nào để giúp họ mạnh mẽ hơn nên khi họ nghĩ về chúng ta, họ sẽ có nhiều tình cảm tốt đẹp. Điều đó sẽ quay trở lại chính chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta làm ai đó đau khổ, chúng ta sẽ cảm thấy bên trong mình không ổn, bất an, mệt mỏi và bị mất mát. Thực tế đáng tiếc là chúng ta thường dễ bất cẩn khi tạo ra những điều tiêu cực và sau đó lại thắc mắc vì sao mình không hạnh phúc.

Tôi đã từng nghĩ một phụ nữ phương Tây sẽ gặp nhiều thách thức về tư duy, văn hóa và lối sống khi đến Việt Nam. Nhưng khi tham gia chương trình của chị, tôi cảm thấy hình như chị hiểu người Việt Nam hơn ngay cả chúng tôi. Điều gì đã giúp chị gắn bó với con người Việt Nam và luôn giữ được lòng nhiệt tình và mong muốnlàm nhiều công việc phục vụ cộng đồng tại đây?
Tôi đã ở Việt Nam 17 năm và đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cuộc sống xung quanh. Tôi không nghĩ là tôi có thể hiểu các bạn hơn vì điều đó không dễ dàng gì và rất sâu sắc. Tôi cũng có kinh nghiệm sống tại Nhật Bản trong 4 năm và nó giúp tôi phần nào khi hiểu về sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Tôi thường xuyên tự tìm hiểu về bản thân, quan sát mình và những điều xung quanh, học hỏi và áp dụng những gì học được từ các nền văn hóa. Chính điều đó đã giúp tôi trân trọng và gắn bó với mảnh đất này.
Chị có thể chia sẻ một kỉ niệm vui trong những năm tháng chị sống và làm việc tại Việt Nam?
Mới đây thôi sau khi một buổi hội thảo tại Inner Space kết thúc, một chị đến gặp tôi và nói “Cảm ơn trung tâm. Chồng tôi đã thay đổi và anh ấy đã giúp tôi thay đổi. Giờ chúng tôi biết cách nghĩ tích cực về con trai và cả gia đình đã hạnh phúc hơn rất nhiều”. Chồng chị là một học viên ở Inner Space cách đây rất lâu rồi. Nhiều học viên khi rời Inner Space với gương mặt rạng rỡ và vui vẻ hơn. Tất cả những điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc.
Cảm ơn chị về buổi nói chuyện ý nghĩa này.
Bùi Giang (thực hiện)
Nguồn: http://www.giadinhvietnam.com/nguoi-phu-nu-tay-lam-giau-tren-dat-ta-d75848.html
[Continue reading...]

Người đương thời - Trish Summerfield, Living Values

- 0 nhận xét

Tôi cảm thấy mỗi chúng ta đều có sức mạnh bên trong. Ta có thể tạo ra bất kì loại năng lượng nào mà ta mong muốn. Bộc lộ giá trị Bình an và Tôn trọng chính là một cách để mọi người cũng ứng xử với nhau như vậy. Ở Việt Nam, tôi làm việc với trung tâm cai nghiện ma túy. Ở New Zealand, tôi còn làm việc với những người hung bạo ở trong nhà tù. Tôi luôn có ý thức giữ được trạng thái của mình, và ở trạng thái đó có thể lan tỏa ra được những làn sóng rung cảm. Chính vì thế, khi làm việc với những người nghiện ma túy, tôi học được rất nhiều từ họ. Tôi hiểu được rằng mỗi người đều có những bản tính tốt đẹp, nhưng do trải nghiệm tiêu cực đã che phủ những phẩm chất tốt đẹp của họ. Chỉ bằng những câu hỏi có thể khơi gợi những giá trị tích cực này...
[Continue reading...]

FBNC Tôi và Việt Nam - Trish Summerfield

- 0 nhận xét

Tôi cho rằng giận dữ và stress giống như một cặp vợ chồng...
[Continue reading...]

Thúc đẩy con học tốt mà không cần so sánh

- 0 nhận xét

PN - Một trong những mối bận tâm lớn của các bậc cha mẹ là tìm kiếm trường học “tốt nhất” cho con khi trẻ đến tuổi đi học, rồi lại đau đầu tìm trường chuyển cấp, đặc biệt lúc cháu chuẩn bị bước vào đại học. Nhưng mối lo lắng hàng ngày và lớn hơn của các bậc cha mẹ vẫn là việc thúc đẩy con học tốt. Họ thường than phiền rằng: “nó chẳng chịu học hành gì cả, ngày nào cũng phải thúc nó học bài, tôi phát điên lên vì nó, nó cứ mải chơi game và xem truyền hình thôi...”.

Nhiều phụ huynh thường dùng biện pháp so sánh với mong ước con trẻ sẽ lấy đó mà làm gương. Họ so sánh các con với nhau hoặc với trẻ hàng xóm hay một trẻ học giỏi nào đó. Họ nói rằng: “Hôm nay anh con được điểm 10, còn con thì...” , “Chỉ cần con học như bạn Tin thôi, cha mẹ cực khổ cũng vì con, vậy mà con lại học hành chẳng ra gì. Nhìn con hàng xóm mà phát ham...”.
Như mọi hành vi khác, so sánh có thể trở thành một thói quen khó kiểm soát. Bạn có thể dễ dàng so sánh mọi lúc mà không nhằm mục đích nào cả. Chẳng hạn, “thằng bé chậm biết đi lắm. Anh nó hồi đó mới hơn một tuổi đã có thể đi được rồi”, “con bé nhát lắm, con phải tự tin và hoạt bát như anh chứ”, “chị hai con đẹp người đẹp nết, còn con thì... chẳng biết mẹ có mang lộn con người ta về nhà không”...
Thuc day con hoc tot ma khong can so sanh
Mọi ý định của cha mẹ trong việc thúc đẩy con cái đều xuất phát từ tình thương yêu dành cho con. Họ muốn con chăm chỉ, ngoan ngoãn và giỏi giang hơn... Nhưng họ không hiểu rằng ngay lúc bị so sánh, trẻ đã nghĩ mình thua kém và thiếu động lực. Một thái độ tiêu cực như thế khiến trẻ rơi vào vòng xoáy của yếu kém, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm và có những hành vi tiêu cực.
Văn phòng chúng tôi thường tiếp nhiều em bị trầm cảm. Gần đây, chúng tôi có tiếp một em gái 15 tuổi. Em từng là một học trò rất giỏi và ngoan ngoãn. Mẹ em lúc nào cũng so sánh em với những trẻ khác, khiến em luôn trong tâm trạng lo lắng. Cuối cùng em đã phải bỏ học vì trầm cảm.
Trường hợp khác là một chị bị bệnh béo phì do thói quen ăn uống không hợp lý. Chị kể hồi nhỏ, để thúc đẩy chị ăn nhanh mẹ chị nói rằng “nhìn kìa, chị đã ăn xong rồi. Chị giỏi quá... Mẹ chán con quá đi!”. Lúc này, chị đã 40 tuổi, nhưng vẫn quen thói ăn uống lúc nhỏ.
Một ai đó nhận xét: “Nhìn bạn không đẹp bằng cô em gái”, “sao hai anh em mà lại khác nhau đến thế. Anh thì quá giỏi, còn em thì quá tệ”, “mẹ đẹp thế mà con lại xấu xí”... Chuyện gì đang diễn ra bên trong bạn khi người khác lấy bạn ra mà so sánh?
Có thể lý trí bạn cho rằng “mình phải vui khi người thân của mình giỏi giang như thế”, nhưng tôi chắc chắn một điều rằng bạn đang cảm thấy một chút buồn, tức, chán... và thậm chí muốn bỏ mặc. Rõ ràng những câu nhận xét như vậy không làm người bị nhận xét cảm thấy được nâng đỡ.
Không may, rất nhiều cha mẹ vẫn tin rằng so sánh để con lấy đó mà làm gương. Hãy xem lại phương pháp giáo dục con hiện có của bạn. Đó có phải là cách hiệu quả mang lại cho con cảm giác thoải mái, vui vẻ và được thúc đẩy không?
Nếu câu trả lời là không, thì đây là lúc bạn cần phải thay đổi. Một phương pháp gợi ý có thể sẽ hiệu quả đối với trường hợp của bạn là:
Bước 1: Khen ngợi.
Bước 2: Khuyến khích hoặc thúc đẩy.
Dù con đang ở cấp độ nào, bạn vẫn có thể khen ngợi, chẳng hạn: “Tốt lắm! Con đã học chăm chỉ môn tiếng Anh và điểm số tháng này đã rất khá. Nếu con chú ý vào môn toán nữa, mẹ tin chắc con sẽ đạt được điểm tốt vào tháng sau”. Trong trường hợp trẻ học tất cả các môn đều yếu, bạn cần tìm ra việc nào mà con đang làm tốt hoặc một điều gì đó ở con mà bạn có thể tập trung nhấn mạnh.
Nhìn vào điều trẻ làm được và nhấn mạnh điều ấy sẽ làm trẻ tin rằng mình có khả năng, đó là động lực khiến trẻ chú ý và thay đổi.
Chê bai là hướng trẻ vào những yếu kém của trẻ, từ đó đánh cắp sự tự tin và năng lực của trẻ. Chẳng hạn, bạn đã cố gắng làm việc hết mình ở công ty và cuối tháng sếp lại phán: “Tôi thật sự không hài lòng về cách làm việc của anh”. Bạn sẽ thế nào sau đó? Nỗ lực hơn ư? Có thể không?
Nếu trong trường hợp này, ông sếp nói rằng: “Anh đã tạo được môi trường làm việc hợp tác trong công ty và thành thạo trong việc chăm sóc khách hàng. Bây giờ, tôi muốn anh phát triển thêm kỹ năng tổ chức văn phòng nữa”. Bạn cảm thấy thế nào sau lời nhận xét ấy? Bạn có thấy mình được công nhận, khích lệ và muốn cải thiện không?
Trẻ con cần được khen ngợi như cây cần có nước vậy. Hãy khen ngợi trẻ ở mức vừa phải (bước 1), sau đó thúc đẩy hay khích lệ trẻ lên một mức độ cao hơn (bước 2). “Tốt lắm, bài văn của con rất súc tích ở chỗ... Nếu cứ luyện tập viết, mẹ tin rằng con sẽ đạt được điểm tốt vào lần tới”.
Bạn có thể thách thức trẻ tùy theo khả năng của trẻ. Tuy vậy, hãy công nhận những gì trẻ đã làm được và thúc đẩy chúng lên mức cao hơn.
Trish Summerfield
(Cố vấn Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về giá trị sống TP.HCM)
[Continue reading...]

Bạn đã thử đi bằng đôi giày của con?

- 0 nhận xét
TT - Bà Trish Summerfield - giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống (Living value - LVEP) tại Việt Nam - đã hỏi như vậy khi chia sẻ với PV câu chuyện của bố mẹ và con.

TT - Bà Trish Summerfield - giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống (Living value - LVEP) tại Việt Nam - đã hỏi như vậy khi chia sẻ với PV câu chuyện của bố mẹ và con.


Yêu thương là một trong năm giá trị quan trọng cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Thanh Đạm
Yêu thương là một trong năm giá trị quan trọng cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Thanh Đạm
Hạnh phúc hay thành đạt?
* Theo ông Charles Hogg - giám đốc Trung tâm Tịnh dưỡng châu Á - Thái Bình Dương: "Nếu mười năm trước phụ huynh Úc thích con họ trở thành kỹ sư, luật sư, bác sĩ thì hiện tại họ chỉ muốn con mình là người quân bình cả tình cảm lẫn tinh thần, nghĩa là thành người tốt". Bà có thể giải thích thêm điều này ?
- Không chỉ ở Úc, một số nước khác như Anh, New Zealand, lựa chọn của các phụ huynh cho con họ vẫn là hạnh phúc, là một người tốt thay vì trở thành bác sĩ, luật sư... Thống kê trích từ báo cáo của chương trình "Các công thức cấu thành hạnh phúc" đặt vấn đề cho các phụ huynh:
"Trong xã hội ngày nay cần làm giàu hơn hay cần hạnh phúc hơn", 81% chọn ngay hạnh phúc! Chỉ 77 người trong số 1.000 người được hỏi cho rằng hạnh phúc khi có nghề nghiệp ổn định. 52% giáo viên Anh khẳng định "họ muốn học trò được học về kỹ năng sống, phong cách sống hơn là học về chuyên ngành…".
* Vì sao lại có sự thay đổi nói trên?
- Ở Anh, so với 50 năm trước, số người nghiện ma túy cao gấp 200 lần. Những năm gần đây, mức độ tự tử trong giới trẻ Úc và New Zealand thay nhau đứng ở tốp đầu thế giới; trong khi số người hạnh phúc ngày càng giảm dần, dù rằng phần lớn họ đều có thu nhập cao. Vị trí xã hội cao có thể cho bạn cuộc sống đầy đủ nhưng đó không phải là công thức để có hạnh phúc.
* Nhiều phụ huynh VN lại giáo dục con mình theo hướng đề cao sự thành đạt qua việc ép trẻ học quá nhiều thứ. Bà nghĩ sao về điều này?
- Trở thành ai đó mà bố mẹ muốn hay trở thành người mà chính mình muốn, con bạn sẽ hạnh phúc với lựa chọn nào hơn? Ở châu Á, rất nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành bác sĩ. Đặt một cột mốc phấn đấu mà không tìm hiểu xem con cái có thích và thích hợp với sự lựa chọn đó hay không, bạn đã tạo áp lực cho con mình.
Hãy đi bằng đôi giày của con!
Bà Trish Summerfield Phóng to
Bà Trish Summerfield
* Theo bà, những điểm quan trọng trong giáo dục phong cách sống, giá trị sống cho trẻ là gì?
- Năm giá trị quan trọng để hướng dẫn cho trẻ là: bình an, yêu thương, nhận thức giá trị bản thân, được tôn trọng và hiểu biết. Ba giá trị nền tảng là yêu thương, bình an và tôn trọng. Bình an ở đây là môi trường cho trẻ. Một số trường học đưa ra nguyên tắc phải tạo được bầu không khí bình an, ở đó trẻ tự do phát huy sáng tạo. Vừa học vừa chơi; học qua chơi, giáo dục trẻ qua ứng xử…
Và khi trưởng thành, dù là giáo viên, công nhân hay gì đi chăng nữa, trẻ có sự tự tin vững vàng về bản thân mình và cả kỹ năng giải quyết xung đột. Để hiệu quả, các bậc phụ huynh cũng phải cam kết sẽ tạo môi trường bình an tương tự ngay tại gia đình mình.
* Nhưng nếu chỉ yêu cầu trẻ trở thành người tốt, không khuyến khích trẻ thành người thành đạt liệu sẽ làm trẻ không có chí tiến thủ?
- Hãy để con mình quyết định và lựa chọn. Rất nhiều người trong chúng ta học tập miệt mài, suốt cả tuần để làm một công việc nào đó mà lại không được học cách để là người thực hiện công việc đó. Nhiều bà mẹ được dạy rằng làm mẹ thì phải làm thế này thế kia, nhưng không được dạy để là mẹ thì phải như thế nào? Vì thế, hãy là người hướng dẫn để con bạn "là” ai chứ đừng "làm" theo những chỉ bảo. Thay vì bắt trẻ chọn lựa, bố mẹ hãy hướng dẫn để con sống và chọn nghề chúng thích. Sự cạnh tranh sẽ đồng hành với tiến thủ.
* Nhiều phụ huynh cho rằng giữa họ và con cái dường như có một bức tường khi con vào tuổi teen…
- Trẻ con có nhiều chặng đường phát triển: 0-2 tuổi, 2-4 tuổi, 4-8 tuổi, 8-14 tuổi, từ 14-18 tuổi... Ở mỗi chặng, bố mẹ hãy thử "xỏ”chân vào đôi giày của trẻ và đi vài dặm đường, bạn sẽ hiểu con mình hơn.
Không ít phụ huynh cùng con tham dự các khóa học của LVEP (tại 85 Phó Đức Chính, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tỏ ra bất ngờ trước ứng xử, cách giải quyết tình huống của con, như thể họ lần đầu tiếp xúc với nhau. Vấn đề lớn ở đây là chúng ta thường không lắng nghe nhau tốt. Khi trẻ có hành xử không hay, không đúng, bố mẹ phải đặt mình vào vị thế khách quan, đưa chân vào đôi giày của con để hiểu và chia sẻ. Đồng thời cùng con lùi lại một bước, xem lại thái độ như thế có ổn không, có ảnh hưởng đến các mối quan hệ không.
* Những tối kỵ trong giáo dục con cái là gì, thưa bà?
- So sánh và áp đặt con vào một chuẩn mực nào đó. Chẳng hạn con phải đứng nhất lớp mới là ngoan… Sự thờ ơ của bố mẹ cũng làm hư trẻ. Nếu trẻ không học được từ bố mẹ, thầy cô thì sẽ học từ bạn bè, từ những bạn có tính cách tương đồng. Khi ấy bản thân các em như một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
VI THẢO thực hiện
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/song-va-yeu/20071118/ban-da-thu-di-bang-doi-giay-cua-con/229761.html
[Continue reading...]

Trish Summerfield: Khám phá “giá trị sống”!

- 0 nhận xét
TGVT B đã có dịp trò chuyện với bà Trish Summerfield, tác giả chính của cuốn sách “Giá trị sống”. Đến từ New Zealand, bà đã sống ở Việt Nam 11 năm, tổ chức các lớp học tư duy tích cực và giá trị sống (LVEP) cho hàng chục ngàn người.
Bộ rễ cây “giá trị sống”
Giá trị sống là bộ rễ của cây “Thái độ - suy nghĩ – cảm xúc – hành động”. Bà có thể giải thích hình vẽ này?
 
Như bạn thấy, cây “Thái độ - suy nghĩ – cảm xúc – hành động” với các nhánh cây tỏa ra: chất lượng các mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm trí, sử dụng thời gian, sử dụng các kỹ năng. Những gì chúng ta thấy bên ngoài mỗi người: các mối quan hệ, sức khỏe, tâm trí, sử dụng thời gian, kỹ năng đều được quyết định bởi “thân cây”: thái độ - suy nghĩ – cảm xúc – hành động của mỗi chúng ta.

Đến lượt nó, thân cây này lại được quyết định bởi chất lượng bộ rễ - các giá trị sống. Mặc dù chúng ta không nhìn thấy được rễ cây, nhưng rễ cây là nguồn đảm bảo dinh dưỡng, sự sinh trưởng và sự vững chãi và sức sống cho cây.

Rễ cây ăn sâu vào lòng đẩt, lan tỏa hệt như những cành cây vươn lên trời cao.
Vậy đó là những giá trị sống nào, thưa bà?
Có tất cả mười hai giá trị sống. Đó là tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm, khiêm tốn, trung thực, tự do, hạnh phúc, hợp tác, giản dị, đoàn kết, yêu thương, bình an.
Giá trị sống lại có giá trị quyết định, tại sao?Giá trị sống là những nguyên tắc hướng dẫn, giúp ta chọn đường đi đúng.

Ví dụ thế này, một học viên lớp LVEP đầu tiên đến lớp với tâm lý bất ổn, stress, mệt mỏi và đang có nhiều mối quan hệ bị đổ vỡ. Anh luôn cảm thấy thiếu thời gian cho mọi thứ. Sau khi học lớp LVEP, anh phát hiện, hóa ra mình không có giá trị “bình an”, mình quá tập trung vào kiếm tiền nên không đủ thời gian chăm sóc bản thân mình và gia đình. Ngoài ra, nhiều khi anh thiếu giá trị “tôn trọng” và “hợp tác”, vì quá căng thẳng chạy theo những tham vọng của mình, nên “hay gặp vấn đề” trong các mối quan hệ.
Vì sao bà lại đến với chương trình này?
Sau năm học đầu tiên ở trường đại học khoa Marketing, tôi bắt đầu nhận thấy môn học này thật sự không phù hợp với mình. Tôi cứ nghĩ tại sao chúng ta phải tìm cách kiếm tiền nhiều trong khi con người lại càng phải chịu những căn bệnh mà trước kia không hề có – trầm cảm, tự tử, bạo hành, đói khát?… Tôi cũng thấy nhiều người thành đạt trong ngành marketing nhưng đa phần đều không hạnh phúc. Vậy điều gì mới thật sự tạo nên hạnh phúc?
Theo bà, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng “giá trị sống” là gì?

Điều đáng tiếc là đôi khi chúng ta thiếu kiên nhẫn nên không thực hành những việc đơn giản một cách đều đặn. Thời điểm tốt để bắt đầu là ngay bây giờ. Và chúng ta có quyền lựa chọn hành động của mình.
Lúc câu hỏi này luôn vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định chuyển sang ngành học sư phạm. Tuy nhiên, khi ra trường tôi lại nhận thấy đây không phải là nghề toàn vẹn. Các em học sinh trong lớp của tôi đến từ nhiều nước trên thế giới – đặc biệt từ Châu Á. Các em luôn tranh cãi và giận hờn nhau vì bất đồng quan điểm, văn hóa. Tôi nghĩ mình phải tìm hiểu cho ra hạt giống của tình trạng này. Và tôi đã tham gia khóa học “Tư duy tích cực và Nhận thức các phẩm chất, giá trị cốt lõi”. Đây cũng là lý do tôi tìm đến Châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Cùng với thời gian và việc nghiên cứu rộng hơn, tôi càng thấy thêm những lý do mình cần dấn thân. Tôi khám phá ra rằng, có hai “hạt giống” có thể mang đến những thay đổi tích cực đối với bản thân và các mối quan hệ là “nhận thức” và “giá trị”. Khi nhìn sâu vào gốc rễ và hạt giống của vấn đề, thì chúng ta có thể giải quyết được chúng và khẳng định các giá trị của mình.
Hồi sinh và hạt giống của tâm hồn 
“Chất lượng tư duy tạo nên chất lượng cuộc sống”! Điều này nghĩa là gì, thưa bà?Bạn có bao giờ dừng lại để quan sát những suy nghĩ của mình? Hầu hết chúng ta để chúng chạy lung tung, lang thang sắp ngõ ngách trong tâm trí. Nếu nó không được kiểm soát tốt thì giống như chiếc xe không phanh, phóng nhanh thì có thể gặp tai nạn. Tâm trí không được kiểm soát đầy căng thẳng, lo lắng, gây nhiều tổn hại tinh thần và thể chất. Theo nghiên cứu y khoa, khoảng 75-90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ tinh thần, bắt đầu từ suy nghĩ của chúng ta.
Vậy, làm sao để bình yên?
Chúng ta thường bị tác động bởi lời nói và ý kiến của người khác. Vì vậy, để sự bình yên trở về với tâm hồn, chúng ta cần cuộc hành trình hướng nội. Giúp chúng ta lấy lại sự quân bình, và không lãng phí sức lực.
“Tất cả những gì bạn cần có để thành công: Chính bạn với bộ óc đáng kinh ngạc, tâm trí rộng mở đang háo hức khám phá vẻ đẹp cuộc sống, tấm lòng tốt lành và ước muốn xứng đáng được hạnh phúc của bạn”. (Trích “Tư duy tích cực – Bạn là những gì bạn nghĩ”).
Đó có phải là về với cội nguồn không, thưa bà?
Chỉ khi nào tìm hiểu thấu đáo cội nguồn sự tồn tại con người, chúng ta mới có thể hiểu và thay đổi chính mình. Để thật sự hiểu được bản thân chúng ta phải quay về điểm khởi đầu, cội nguồn tâm hồn.

Tâm hồn là sự sống, cội rễ của nhân cách, suy nghĩ, khát vọng và cảm xúc con người. Tâm hồn không thuộc về thế giới vật chất nhưng lại là nền móng của ý thức.

Tâm hồn, cái tôi thật sự của mỗi người – từ thuở ban sơ rất trong sáng và không mang thói xấu; không màng đến những tiêu cực ta đã tích lũy trong lòng. Bản chất cơ bản của chúng ta là thanh cao.
Vậy, việc tìm đến “giá trị sống” có ý nghĩa gì?
Từ việc tìm đến, áp dụng giá trị sống một cách thành thục, chúng ta sẽ trải qua những chiêm nghiệm về cái tốt đẹp nguyên thủy trong mỗi bản thân con người. Từ sự trải nghiệm về thực tế, chúng ta sẽ có một bước nhảy vọt về ý thức, như một sự khai sáng.
Sự chuyển biến mới này mang đến niềm tin và hy vọng, chúng ta làm thêm được nhiều việc có ích và cảm thấy hạnh phúc hơn. Chúng ta sẽ hồi sinh!
Tự mình gieo “giá trị sống”
 
Nếu phải chọn ra ba giá trị sống quan trọng nhất, bà sẽ chọn ba giá trị sống nào?

Tôi trân trọng 12 giá trị sống, nhưng sẽ chọn tôn trọng, hòa bình và trung thực làm ba giá trị quan trọng nhất. Tôn trọng lẫn nhau cực kỳ quan trọng vì khi chúng ta nhận ra giá trị bản thân và người khác, chúng ta sẽ có trách nhiệm, khiêm tốn và bao dung. Hòa bình rất quan trọng vì nó giúp những lựa chọn của chúng ta rõ ràng, và biết hỗ trợ mọi người khi stress. Trung thực là cốt lõi, vì nó tạo ra nền tảng xây dựng những mối quan hệ và mang đến sự tin tưởng lẫn nhau trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Vậy, có thể bắt đầu từ đâu, thưa bà?

Mỗi sáng, trước hành trình bắt đầu một ngày mới, chúng ta hãy dành một vài phút trong tĩnh lặng và gieo hạt giống bình yên. Sự hài hòa và quân bình. Sự tự do thoát khỏi gánh nặng của sự tiêu cực và lãng phí của những suy nghĩ lo lắng, vô bổ. Hãy để suy nghĩ đầu tiên trong ngày của bạn đơn giản chỉ là được bình yên. Hãy gieo hạt giống này. Tưới cho nó bằng sự quan tâm chăm sóc, và bạn sẽ thu hoạch được vụ mùa của sự điềm tĩnh.

Mỗi người có thể tự thực hành “giá trị sống” không, thưa bà?

Tại Trung tâm của chúng tôi, các lớp học Tư duy tích cực và giá trị sống thì đều “dễ hiểu, miễn phí”.

Tuy nhiên, nếu bạn đọc chưa thu xếp được thời gian để đến đó học, thì có thể đọc các sách: “Tư duy tích cực”, “ Lăng kính tâm hồn”.
Song Hà thực hiện
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quan-tri/2011/08/1226796/trish-summerfield-kham-pha-gia-tri-song/
[Continue reading...]

[VTV2-LÀM BẠN VỚI CON-P2]: "Xây dựng cho con sự tôn trọng bản thân" 22/06/2014

- 0 nhận xét

Thay vì chỉ khen con khi được thành tích tốt ở trường, hãy khen ngợi các con khi con làm việc tốt...
[Continue reading...]

Những cái tết rực rỡ của Trish Summerfield

- 0 nhận xét
TTCT - Có lẽ trong số những người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, người phụ nữ New Zealand Trish Summerfield - giám đốc Trung tâm Giá trị sống - là một trong những người có nhiều lần ăn tết ở Việt Nam nhất: 14 cái tết, tính cả Tết Quý Tỵ 2013.


Mảnh đất Việt níu chân Trish Summerfield bắt nguồn từ một “duyên nợ” hơn 15 năm trước, khi cô còn là một giáo viên ở New Zealand: “Trong lớp học của tôi có một cậu học sinh tên Việt. Sự thông minh, nhanh nhẹn, hóm hỉnh và hòa nhã của cậu ấy làm tôi rất ấn tượng. Cậu ấy có khả năng làm cho tất cả mọi người cười và tôi tự hứa với mình phải hiểu thêm về Việt Nam - một đất nước mà tôi chưa từng biết gì trước đó”.
Và Trish Summerfield bắt đầu thực hiện lời hứa của mình vào năm 1998, khi đến Việt Nam để phụ trách Chương trình Giá trị sống - chương trình giáo dục do Hội giáo dục quốc tế, một hiệp hội phi lợi nhuận, soạn thảo nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Lấy người học làm trọng tâm, trong 14 năm qua, Trish Summerfield đã miệt mài xây dựng nhiều mô hình giáo dục thực hành giúp người học trải nghiệm, khám phá những giá trị cốt lõi của chính mình, áp dụng chúng để tìm được một cuộc sống hạnh phúc.
Đánh thức những giá trị tích cực
“Càng ngày, càng nhiều người nhận ra rằng những vấn đề của chúng ta hôm nay như chiến tranh, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, thảm họa môi trường đều có mầm mống là những giá trị tiêu cực của chúng ta. Nếu chúng ta có thể đánh thức những giá trị tích cực như tình yêu với thiên nhiên, tính vị tha giữa người và người, sự đoàn kết, giản dị, trung thực... không chỉ những vấn đề đó được giải quyết một cách tận gốc rễ, mà con người cũng sống thanh thản hơn, ít áp lực hơn và hạnh phúc hơn” - Trish cười và nói một cách nhẹ nhàng, khiêm tốn.
Sự khiêm tốn của Trish Summerfield thật đáng ngưỡng mộ khi cô là người đã khơi dậy giá trị và niềm hứng khởi sống cho hàng trăm ngàn người Việt Nam. Các chương trình giáo dục giá trị sống (LVEP) do cô và đồng nghiệp xây dựng đã được nhiều cơ quan, tổ chức như Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam, Ủy ban Phòng chống HIV TP.HCM, Hội Tâm lý Hà Nội, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em... áp dụng.
Được sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và đào tạo, LVEP đã được nhân rộng tại hàng trăm địa điểm như các trường học, nhà văn hóa, câu lạc bộ, trường đại học. Đến nay hơn 18.000 giáo viên và đào tạo viên từ khắp mọi miền đã được tập huấn về LVEP và đang từng ngày thay đổi thái độ, suy nghĩ, cảm xúc và hành động của rất nhiều người Việt, bao gồm những người nghiện ma túy, trẻ em đường phố, những bệnh nhân HIV...
Khi tôi hỏi những kỷ niệm mà cô nhớ nhất khi tiếp xúc với các học trò, Trish thốt lên rằng nhiều, nhiều lắm. “Bốn năm trước, khi tôi đang đi trên đường Trần Quốc Toản, TP.HCM, một chàng trai trẻ gọi tên tôi và hỏi: “Cô Trish, cô còn nhớ em không? Em đã dự lớp học của cô ở Trung tâm cai nghiện Nhị Xuân nhiều năm trước”.
Tôi lặng người khi cậu ấy nói rằng đĩa CD mà tôi tặng cậu ấy về cách suy nghĩ tích cực đã khiến cậu thay đổi rất nhiều. Cậu ấy đã tặng lại cái đĩa đó cho cha mẹ của cậu và ngày nào hai ông bà cũng lắng nghe. Cậu ấy chỉ cho tôi một cửa hàng khang trang nơi cậu ấy đang làm việc. Tôi rơi nước mắt vì cậu ấy đã thật sự hội nhập với cuộc sống, đã tìm lại cuộc sống cho chính mình”.
Những kỷ niệm nho nhỏ như thế tiếp thêm cho Trish nguồn năng lượng lớn lao khi làm việc. “Thật vui khi tôi được biết là sau các khóa đào tạo của chúng tôi, hiện nay 75% trung tâm cai nghiện trên cả nước đang áp dụng các phương pháp giá trị sống tích cực cho chương trình giáo dục của mình” - Trish nói, đôi mắt cô ánh lên niềm vui.
Không hài lòng với những gì làm được, Trish Summerfield không ngừng sáng tạo ra các bộ công cụ giáo dục nhằm khơi dậy giá trị sống tích cực cho các lĩnh vực như: môi trường, gia đình, sức khỏe... Cô đã và đang phối hợp với Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam xây dựng hàng loạt chuyên đề về giá trị và khám phá bản thân, với tên gọi “Quà tặng cuộc sống”.

Hòa mình vào cuộc sống Việt Nam
Đã làm việc lâu năm ở Úc và Nhật Bản, và cũng tham gia giảng dạy ở nhiều quốc gia, nhưng Trish thấy Việt Nam thật đặc biệt. Cô nói: “Đặc biệt nhất phải kể đến con người: các bạn đã trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, vậy mà vẫn rất nhẹ nhàng, thân thiện với người nước ngoài. Các bạn luôn linh động, quyết tâm học hỏi để tiến bộ, và thường thì rất khả quan về tương lai. Ở Việt Nam tôi cảm thấy mình có thể đóng góp chút ít nào đó, và điều đó làm tôi hạnh phúc”.
Sống ở Việt Nam, Trish đã trở thành người Việt từ lúc nào không biết. Cô không thích lái ôtô nữa mà thích rong ruổi cùng xe máy. Đến từ một đất nước có mùa đông rất lạnh, Trish Summerfield phải mất nhiều thời gian trong việc tự thích nghi với điều kiện nhiệt đới của Việt Nam: “Khi đến Việt Nam, tôi đã tự hỏi rằng làm sao mình có thể chịu được cái nóng khủng khiếp thế này. Những ngày đó, chỗ tôi ở còn cúp điện một ngày mỗi tuần nữa chứ. Rồi tôi nhất quyết rèn luyện để không cần dùng điều hòa nữa, vừa đỡ tốn kém, vừa khỏi gây ô nhiễm”.
Có lẽ ít ai biết phương pháp độc đáo và buồn cười mà người phụ nữ này nghĩ ra để thích ứng với cái nóng những ngày đầu: cô bỏ đá cục vào bọc nilông, sau đó cho vào các túi quần, túi áo. “Tôi cũng giắt đá lạnh lên tóc để mình bớt nóng. Kết quả là bây giờ tôi chịu được nóng tốt, ví dụ như trong nhiều tháng nay, từ lúc chuyển về ngôi nhà này, tôi chưa từng phải bật điều hòa” - Trish nói.
“Tôi đã học rất nhiều từ người Việt, đặc biệt là sự linh động. Linh động với sự thay đổi và trong mọi hoàn cảnh” - Trish nói một cách quả quyết.
Khám phá Tết
Những năm đầu tiên, khi trung tâm mới thành lập và ít tình nguyện viên, Trish đều phải lủi thủi ăn tết một mình ở một đất nước xa lạ. Và cô thật cảm động khi từ năm 2004, đồng nghiệp của cô, chị Phạm Thị Sen, đã tự nguyện không về quê ăn tết nữa mà ở lại ăn tết cùng Trish tại trung tâm. Chị Sen cho biết mỗi dịp tết về, chị đều được Trish thết đãi những món ăn đặc trưng của phương Tây, và Trish còn giành làm hết những công việc nhà như giặt quần áo, lau dọn để người bạn Việt Nam của mình đỡ tủi thân khi không được về nhà ăn tết. Họ thường ăn tết khá đơn giản, không sắm sửa nhiều.
Bất ngờ lớn đến với họ hai năm sau đó, vào tối 30 tết năm 2006, khi một tình nguyện viên đáng tin cậy đến thăm và hỏi mượn chìa khóa của trung tâm. Sáng hôm sau, khi thức dậy, Trish kinh ngạc khi thấy Trung tâm Giá trị sống nhỏ bé thời ấy ở đường Phó Đức Chính - cũng là nơi tá túc của cô - tràn ngập hoa cúc vàng từ tầng trệt cho đến tận lầu ba.
Tình nguyện viên đó đã thức trắng suốt đêm 30 tết để lùng sục tất cả các ngõ ngách của thành phố, đem về trung tâm hơn 100 chậu hoa cúc vàng bị bỏ lại trên đường do không bán được sau thời khắc giao thừa. Đó là cái tết rực rỡ nhất của Trish từ trước đến nay: những bông hoa bị bỏ đi nhưng lại tỏa một vẻ đẹp diệu kỳ và ấm áp tại Trung tâm Giá trị sống.
Đối với Trish, những đóa hoa của tết năm 2006 ấy đã hóa thành bất tử vì Phạm Hoàng Giang, tình nguyện viên đặc biệt năm xưa, đã vĩnh viễn ra đi ba năm về trước vì căn bệnh AIDS. Là một chàng trai trẻ quê Hải Phòng, Giang từng chơi với một nhóm bạn xấu nên bị trả thù bằng một mũi kim tiêm. Hoàng Giang nghiện ma túy và tìm đến trung tâm, rồi tự cai bằng cách áp dụng các phương pháp giáo dục giá trị sống. Giang đã trở thành một thành viên trong gia đình Giá trị sống, nhiệt tình, năng nổ làm bất cứ việc gì cho trung tâm, không nề hà trở ngại, khó khăn.
Giờ đây, Trung tâm Giá trị sống đã trở thành ngôi nhà chung cho 50 tình nguyện viên - những người thuộc đủ mọi tầng lớp, quê quán, xuất xứ. Họ có thể là những trí thức xuất sắc, những người thành đạt, hoặc những hoàn cảnh kém may mắn - tất cả đều trở thành anh chị em dưới một ngôi nhà, rộn ràng đón tết cùng Trish Summerfield mỗi khi mùa xuân hé những nụ non mơn mởn trên cành. Họ quây quần nấu nướng các món ăn, tổ chức những màn biểu diễn văn nghệ, những trò chơi xôm tụ để có những cái tết rực rỡ nhất.

Trish tâm sự cô yêu cái tết Việt Nam vì tết giúp cô khám phá những nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt. Cô nhắc mãi về Tết Nhâm Thìn vừa qua khi cùng chị Phạm Thị Sen và một tình nguyện viên ở Huế - người đã tự nguyện ở lại trung tâm ăn tết - tự tay gói bánh chưng và bánh tét. Cả ba người học gói bánh... theo hướng dẫn của một đoạn video trên YouTube, vì họ đều chưa từng gói bánh bao giờ. Họ đã mất cả đêm 30 để gói và luộc bánh ngoài vườn, những chiếc bánh đủ hình thù, không hề vuông vức, nhưng lại chín đều và rất ngon. Buổi sáng mùng 1 Tết Nhâm Thìn, hơn 40 tình nguyện viên đã đến chúc tết và quây quần ăn sáng với những chiếc bánh chưng và bánh tét mà cô Trish của họ đã tự tay gói tối hôm qua.
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20130207/nhung-cai-tet-ruc-ro-cua-trish-summerfield/533041.html
[Continue reading...]

[LÀM BẠN VỚI CON P1] - Xây dựng cho con tự tôn trọng bản thân - 22/06/2014

- 0 nhận xét

Khi trẻ làm được điều tốt đẹp, các con cảm thấy vui, hạnh phúc, và cảm thấy mình có giá trị. Nhưng đôi khi cha mẹ nghĩ rằng trẻ còn nhỏ và làm hộ cho trẻ hết mọi việc...
[Continue reading...]
 
Copyright © . Trish Summerfield - Posts · Comments