Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

TRỨNG, CÀ RỐT VÀ CÀ PHÊ - Góc gia đình

- 0 nhận xét

Trong những hoàn cảnh thách thức và khó chịu, chúng ta có quyền chọn loại thức ăn nào cho tâm trí. Vậy nên, suy cho cùng muốn sống như một củ cà rốt, quả trứng hay hạt cà phề đều chỉ là lựa chọn của chúng ta mà thôi!” mẹ mỉm cười.

trung-tam-innerspace-viet-nam-trung-ca-rot-va-ca-phe
Trứng, cà rốt và cà phê - Trish Summerfield
Một người mẹ muốn dạy con gái về cuộc sống nên bảo con: “Vào bếp với mẹ, rồi quan sát mẹ thật kĩ nhé”. Đầu tiên bà lấy một nồi nước lớn, đặt lên bếp ga, bật lửa lớn cho nó sôi thật nhanh, rồi sau đó cho vào mấy quả trứng, vài củ cà rốt và vài hạt cà phê.
Đọc thêm: KẾT NỐI VỚI SỰ GIÀU CÓ CỦA MÌNH
Mười (10) phút sau, bà bảo con gái: “Con hãy quan sát thật kỹ rồi miêu tả cho mẹ xem sự thay đổi của trứng, cà rốt và hạt cà phê nhé?”.

trung-tam-innerspace-viet-nam-trung-ca-rot-va-ca-phe

Con gái miêu tả: “Thưa mẹ, lòng trứng trước đó thì lỏng nhưng sau khi luộc nó đã rất rắn. Những củ cà rốt thì ngược lại, trước đó rắn, giờ chuyển sang rất mềm sau khi luộc”. “Còn mấy hạt cà phê thì sao con gái?”. Con gái nhìn thật gần vào nồi nước màu nâu và ngạc nhiên trả lời: “Ồ, cà phê thật khác trứng và cà rốt, nó không bị thay đổi bởi nước sôi mà ngược lại đã thay đổi nước với màu và mùi hương của chính nó”. Bà mẹ hỏi nhỏ: “Con học được gì từ thực nghiệm này, và có thể ứng dụng vào cuộc sống như thế nào?”.

trung-ca-rot-va-ca-phe-innerspace-viet-nam

Con gái dừng lại và suy ngẫm: “Hình như thỉnh thoảng con… giống như củ cà rốt! Con thường bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và sảng khoái; thế nhưng cũng có hôm con dễ dàng trở nên yếu đuối chỉ vì bạn bè chọc ghẹo, thầy cô nhận xét về điểm số, hay mấy đứa bình luận trên Facebook về con. Con bị ảnh hưởng bởi những việc họ làm, cách họ cư xử, và trở nên nhạy cảm. Khi vừa yếu vừa nhạy cảm, con cảm thấy dễ bị tổn thương bởi nhiều thứ hơn, và rồi muốn trốn đâu đó để khóc!” “Đó là một cảm giác không mấy dễ chịu phải không?” “Vâng thưa mẹ, giờ con không muốn làm củ cà rốt nữa!” Con gái hỏi thêm: “Thế quả trứng là biểu tượng cho cái gì hả mẹ?” “À, những quả trứng giống như khi ai đó vốn có một bản tính nhẹ nhàng, tích cực, tốt bụng và luôn có sự đồng cảm. Thế nhưng họ lại để những tình huống hay môi trường sống tác động, khiến họ trở nên cứng nhắc, thiếu kiên nhẫn và thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh. Con gái suy tư một lúc rồi đáp lại: “Ồ, điều mẹ nói khiến con nhớ lại những lần mình buôn chuyện, tán gẫu và phán xét người khác. Ban đầu con cũng đâu có xấu bụng như vậy, nhưng vì hùa theo đám đông, thấy nhóm bạn nói chuyện cũng nhảy vào nghe rồi tiếp thêm lời. Con cứ tưởng như vậy là hòa đồng và dễ thân với mọi người, nhưng rồi sau đó con cảm thấy không vui và không tốt chút nào.” “Giờ con nghĩ, con thích là những hạt cà phê – luôn ở trong sự đúng đắn, đúng lập trường của mình, và rồi ‘tô màu’ hay ảnh hưởng tới các bạn để họ cũng trở nên tốt nhất như họ vốn là. Con đoán các bạn ấy chắc vẫn thích buôn chuyện và chẳng nghe con nói đâu, nhưng ít nhất nếu là hạt cà phê thì con sẽ có đủ can đảm để không bị ‘nhuốm màu’ hoặc bị ảnh hưởng bởi chúng”.

trung-tam-innerspace-viet-nam

Mẹ cũng ngẫm nghĩ một chút và nói: “Con biết không, ở cơ quan cũng vậy, mẹ cũng tham gia và bị ảnh hưởng trong việc buôn chuyện về người khác, và cũng cảm thấy không hay chút nào. Giờ mẹ cũng muốn giống như hạt cà phê!” Con gái hỏi: “Để trở thành những hạt cà phê cũng chẳng khó lắm phải không mẹ?”. Mẹ bật cười “Đúng vậy, hơn nữa sống mà cứ như cà rốt và trứng thì chán lắm! Ngày nay, nhiệt độ nồi nước hay những thách thức, những tình huống ngày càng ‘nóng hơn’ và chỉ có chúng ta, những người thực sự mạnh mẽ bên trong mới có thể trở thành cà phê được. Một phương pháp để trở thành hạt cà phê đó là cần có thật nhiều sự quan tâm tới tâm trí mình, bằng cách nuôi dưỡng nó với thật nhiều những suy nghĩ đầy dinh dưỡng”. Con gái suy ngẫm, rồi mỉm cười: “Cũng giống như những thức ăn bổ cho cơ thể phải không mẹ?” Mẹ trả lời: “Đúng rồi con. Cho nên chúng ta cũng cẩn thận, chú ý giảm thiểu những thức ăn không cần thiết hoặc những suy nghĩ lãng phí, luôn cân nhắc những suy nghĩ nào nên cho tâm trí ăn”. Con gái lại suy ngẫm và nói: “Con nghĩ nó cũng giống như lúc con chơi Facebook, cứ đi từ post này sang post khác, xem rất nhiều hình ảnh, rồi sau đó con cảm thấy mệt mỏi bởi những bức tranh, những bài post không có giá trị và lãng phí”.  “Thực tế mỗi một suy nghĩ của chúng ta đều có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu sức mạnh nội tâm của mình – mỗi suy nghĩ có thể định hình ta trở thành hoặc cà phê hoặc cà rốt hoặc thành trứng!  Trong những hoàn cảnh thách thức và khó chịu, chúng ta có quyền chọn loại thức ăn nào cho tâm trí. Vậy nên, suy cho cùng muốn sống như một củ cà rốt, quả trứng hay hạt cà phề đều chỉ là lựa chọn của chúng ta mà thôi!” mẹ mỉm cười.
 Trish Summerfield
Cố vấn InnerSpace Việt Nam

>> Đọc thêm: DỪNG LẠI MỘT CHÚT TRƯỚC KHI VÀO NHÀ - Diễn Giả TRISH SUMMERFIELD
trung-ca-rot-va-ca-phe-goc-gia-dinh
Hình: Bài báo Trứng, cà rốt và cà phê trên báo Phụ Nữ [18.07.2018]

Trung tâm InnerSpace Việt Nam

[Continue reading...]

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

NGHỆ THUẬT THA THỨ, BUÔNG BỎ ĐỂ TIẾP TỤC SỐNG

- 0 nhận xét
Khi biết tha thứ cho người, những cánh cửa tự do, yên bình mới mới mở ra với bạn. Nhiều người trầm cảm đã học cách tha thứ để giảm đi những bức bối.

tha-thu-khong-phai-bi-ngoi-len-dau-len-co-ma-la-de-song-tiep
Bác sĩ Paul Meier, phụ trách hệ thống Meier Clinics ở Mỹ, cho biết, cứ mỗi tuần có tới 15.000 bệnh nhân đến các phòng khám của ông để được điều trị về tinh thần. Trong số các ca trầm cảm, có tới 95% là do tích tụ nỗi oán hận. 
tha-thu-khong-phai-bi-ngoi-len-dau-len-co-ma-la-de-song-tiep

Theo ông, hầu hết các chứng bệnh tinh thần đều có thể tránh được bằng cách tha thứ. Khi bệnh nhân được điều trị đúng và thật sự biết tha thứ, não bộ của họ có thể duy trì được hàm lượng serotonin - chất dẫn truyền thần kinh quyết định mức độ hạnh phúc. Vì vậy, những bệnh nhân bị trầm cảm nhiều năm hoàn toàn có thể được hồi phục khi biết tha thứ cho người đã khiến họ bức bối. Nhiều người trong chúng ta chưa đến mức trầm cảm, nhưng ai cũng từng mất đi hạnh phúc vì cảm xúc khó chịu với một ai đó. Làm thế nào để tha thứ, hay nói đúng hơn làm thế nào để gia tăng sự thanh thản, hạnh phúc? Trước hết, chúng ta cần bước qua ba quan niệm sai lầm về tha thứ. Đó là khi chúng ta cho rằng, tha thứ là dễ dãi bỏ qua hành vi sai quấy của người khác. Thật sự, tha thứ không có nghĩa là đồng tình với việc làm của người kia hay những gì đã xảy ra mà tha thứ nghĩa là ta quyết định không tiếp tục để mình bị tổn thương nữa. Một sai lầm khác: tha thứ là nhu nhược hoặc đánh mất lòng tự trọng. Không ít người nghĩ nếu tha thứ, người ấy sẽ “nhảy lên đầu mình mà ngồi”. Nhưng nếu không tha thứ, tiếp tục nhớ đến người kia với cảm xúc đau khổ, tổn thương thì kết cục là gì? Thật chẳng công bằng cho bản thân khi bạn cứ phải tiếp tục chịu đựng đau khổ.

tha-thu-khong-phai-bi-ngoi-len-dau-len-co-ma-la-de-song-tiep
Diễn giả Trish Summerfield đang hướng dẫn khóa học NGHỆ THUẬT THA THỨ

Tha thứ là làm ngơ để người khác quen thói là quan niệm sai lầm thứ ba. Theo quy luật tự nhiên, mỗi hành động đều phải nhận kết quả tương ứng, không sớm thì muộn. Nếu ai đó gây đau khổ cho người khác, người ấy tất yếu sẽ phải nhận lãnh kết quả từ hành động của mình dưới một hình thức nào đó. Ta không cần phải đóng vai luật sư hay thẩm phán, cũng không cần đóng vai người trừng phạt. Chúng ta chỉ cần giữ mình nhẹ nhàng. Các bước để tha thứ: 1. Vận dụng sự hiểu biết của mình để nhìn nhận tình huống, tức là hiểu rõ động cơ hành động của đối tượng cần được tha thứ. 2. Chấp nhận hành vi đó và biết rằng nó đã xảy ra rồi. 3. Rút ra bài học sau sự việc ấy, chẳng hạn như: nhìn nhận người khác khách quan hơn, giao tiếp với họ rõ ràng hơn, bớt kỳ vọng về chính mình hoặc về người khác... 4. Tha thứ và loại bỏ sự việc ấy ra khỏi tâm trí mình trong hiện tại. Ở giai đoạn thực hành đầu tiên, bạn có thể chọn những đối tượng mà mình có chút ít mâu thuẫn. Khi đã thành công, bạn có thể thực tập đối với những tổn thương dai dẳng hơn. Chúc bạn thanh thản, hạnh phúc vì bạn xứng đáng với điều đó.
(Cố vấn Trung tâm Inner Space Việt Nam)

tha-thu-khong-phai-bi-ngoi-len-dau-len-co-ma-la-de-song-tiep
>>> Đọc tiếp bài 
KẾT NỐI VỚI SỰ GIÀU CÓ CỦA MÌNH
Mục đích và tôn chỉ hoạt động của trung tâm InnerSpace 
[Continue reading...]

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Đột nhiên nghe tin mình bị trọng bệnh - Góc Bình An

- 0 nhận xét
trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
"Đột nhiên nghe tin mình bị trọng bệnh" - Trên Góc Bình an báo Phụ Nữ

Hít thở


Ngay khi nghe tin về bệnh, hoặc sau một thời gian nghe tin, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên hoặc bị sốc. Thái độ này có thể tác động trực tiếp đối với cơ thể và tâm trí của chúng ta. Khi có cảm xúc mạnh như sợ hãi, giận dữ, lo lắng, chúng ta nên hướng sự chú ý của mình vào hơi thở. 
Hãy hít thở sâu một vài lần, đưa không khí xuống tận đáy phổi và rồi thở ra hoàn toàn. Hãy nói với chính bạn “Hãy hít thở.”

Bằng cách đưa không khí xuống đáy phổi, chúng ta tự động buông đi những căng thẳng mà chúng ta đang lưu giữ trong bao tử của mình – bao tử là một trong “những nơi yêu thích” để lưu giữ căng thẳng. Thêm vào đó, những cảm xúc mạnh như sợ hãi và lo lắng thường dẫn đến hơi thở nông và ngắn khi chúng ta chỉ hít không khí vào đến ngực. Điều này sẽ tạo ra việc thiếu oxy cung cấp cho não, gây ra choáng váng và căng thẳng nhiều hơn. Việc hít không khí đến tận đáy phổi đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm một điều rất tốt cho cơ thể và tâm trí. Hít thở sâu cho chúng ta cảm giác thư thái và tĩnh tại. 

Dịu dàng vuốt ve cánh tay hoặc bàn tay của bạn với thật nhiều sự quan tâm và lòng trắc ẩn  


Sau khi hít thở sâu, hãy dịu dàng vuốt ve cánh tay hoặc bàn tay của bạn với thật nhiều sự quan tâm và lòng trắc ẩn giống như bạn làm cho người mà bạn hết mực yêu thương và trân quý. Hãy là người bạn tốt của chính mình trong hoàn cảnh này. Sự xoa dịu này hỗ trợ bạn trong khi bạn đang nỗ lực thích nghi với tin tức hoặc tình huống mới.

Chấp nhận cảm xúc bạn đang có


Nếu bạn đang quá lo lắng hoặc sợ hãi, trong khi bạn đang hít thở sâu và vuốt ve cánh tay của mình, hãy nói với chính bạn bằng sự chấp nhận và yêu thương “Bạn đang cảm thấy lo lắng vào lúc này” Hoặc “Bạn đang cảm thấy sợ hãi.”

Hãy nói với mình như một người bạn hỗ trợ


Hãy tiếp tục hít thở và trò chuyện với chính mình trong khi bạn đang bình tâm trở lại bằng cách chấp nhận cảm xúc của mình, khi bạn đã sẵn sàng, bạn có thể hỗ trợ cho chính bạn bằng cách tâm sự với chính mình như “Mặc dù đây là một tình huống thách thức, tôi sẽ vượt qua thôi.” Hãy là người bạn tốt nhất của chính bạn trong thế giới này vào lúc này và chỉ chia sẻ những lời nói tốt bụng. Hãy nói chuyện với chính mình trong yên lặng. Viết nhật ký cho chính mình là một hoạt động tuyệt vời  trong giai đoạn đầu và cũng như trong giai đoạn chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Diễn giả: Trish Summerfield, cố vấn InnerSpace

Chọn lựa việc chữa lành của bạn


Rất có thể bạn được mọi người chia sẻ nhiều ý kiến khác nhau về việc chữa lành từ bác sĩ, bạn bè, bà con, đồng nghiệp. Rất có thể bạn sẽ được nghe kể từ câu chuyện này đến câu chuyện khác về những thành công cũng như thất bại qua các loại chữa bệnh khác nhau và nghe nhiều quan ngại và lời khen về các kiểu chữa bệnh. Trong những tình huống như thế, hãy nhớ rằng, bạn là chủ nhân của cuộc đời bạn và cần tĩnh lặng để suy ngẫm về quá trình chữa trị mà bạn muốn  cho bệnh của bạn.

Vào lúc này, bạn tìm một không gian bình an, yên tĩnh và mang theo sổ tay để ghi chú những suy nghĩ mà bạn suy ngẫm. Bệnh ngoài sự kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể chọn cách chữa lành trong sự kiểm soát của mình. Nghiên cứu cho thấy rằng sự tự tin của bệnh nhân, niềm tin về sự chữa lành đã thực sự gia tăng hiệu quả của sự chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an

Hãy cho bạn không gian của riêng mình


Nghe tin bạn bị bệnh, bạn bè và những người thân có thể bộc lộ những quan ngại và nỗi lo sợ của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, rất quan trọng là bạn phải giữ được trạng thái tâm trí bình an và tĩnh tại,  điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc chữa lành. Hãy có mục đích chia sẻ những điều tích cực với nhau nhiều nhất có thể và hãy giữ cho đàm thoại của bạn nhẹ nhàng và hạnh phúc. Nếu thỉnh thoảng bạn cần đi dạo một mình hoặc mở nhạc nhẹ để thư giãn.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an

Tôi là thực thể bên trong             


Khi có một chiếc xe máy, chúng ta phải chăm sóc nó. Nếu điều gì xảy ra với nó, chúng ta nhận ra đó là vấn đề của chiếc xe, chúng ta sửa chữa nó, và tiếp tục.

Tương tự,  mặc dù cơ thể của chúng ta trải qua một thách thức và bệnh nặng, nhưng tôi -thực thể sống bên trong hoặc “người tài xế” của chiếc xe cơ thể thì vẫn ổn và khoẻ mạnh. Sẽ nhẹ nhàng hơn,  khi chúng ta nói “cơ thể này của tôi không khoẻ”, “cơ thể của tôi đang trong quá trình được chữa lành” thay vì nói, “Tôi bệnh” “Tôi có bệnh”.

Bằng cách này, tôi trao cho tôi, thực thể bên trong, một cơ hội để xây dựng sức mạnh, sự bình an, và sức khoẻ tinh thần, không phụ thuộc vào bệnh của tôi. Năng lượng tích cực bên trong giúp phục hồi sức khoẻ cho cơ thể của tôi. Tâm thức “Tôi là thực thể bên trong” khỏe mạnh mang lại sự nhẹ nhàng giúp tôi quản lý được thách thức mà cơ thể đang phải đối mặt.

Bạn sử dụng thời gian này như là một cơ hội để hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa Tôi là thực thể bên trong và cơ thể. Hãy chú ý ảnh hưởng của cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực mà chúng ảnh hưởng đến cơ thể bạn.  Thí dụ, hãy chú ý xem giận dữ và bình an có ảnh hưởng như thế nào đối với não, tim, và cơ của bạn, v.v.  Điều này sẽ giúp bạn ý thức hơn trong việc tạo ra những ra cảm giác tích cực để hỗ trợ cho cơ thể bạn khi đang trải qua quá trình chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh

Hãy làm điều gì mà bạn đã luôn mong muốn


Tuỳ thuộc vào mức độ năng lượng của bạn, hãy học điều gì đó hoặc thăm một nơi nào đó mà bạn đã luôn muốn trong quá trình chữa lành. Hãy dùng thời gian này như một cơ hội để học hỏi hoặc phát triển một điều gì mới trong bạn.

Cố vấn Trung tâm Innerspace Việt Nam

dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Hình ảnh bài viết trên trang báo Phụ Nữ Online

NHỮNG BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Người gieo mầm hạnh phúc - Trish Summerfield

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Ảnh: Khóa học tại Trung tâm InnerSpace Bình Triệu
[Continue reading...]

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Gieo hạt giống tâm hồn - Trung tâm InnerSpace Việt Nam

- 0 nhận xét
gieo-hat-giong-tam-hon-trish-summerfield
Bài báo "Gieo Hạt Giống Tâm Hồn" trên báo Lao Động
Trong căn nhà chừng 20m2 của ngôi nhà ba tầng ẩn trong một con hẻm khá yên tĩnh trên con đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TPHCM), mỗi buổi học “Tư duy tích cực” (Positive Thinking Program – PTP) và “Các giá trị sống” (Living Value Education Program – LVEP) vẫn thường bắt đầu bằng 15 phút thiền định. Các giáo dục viên của chương trình như cô Maureen (trước đây), cô Trish thường chia sẻ: “Đó là những giây phút tự ta tĩnh tâm, nhình vào chính mình (looking inside), để phát hiện và khơi dậy những giá trị của bản thân, gieo những hạt giống suy nghĩ tích cực cho tâm hồn…”.

Những người đi “gieo” hạt


Trish Summerfield, giáo dục viên của cả hai chương trình là người New Zealand. Lúc đầu cô định chỉ đến VN làm việc một năm, nhưng sau đó thấy có nhiều học viên quan tâm tới chương trình nên cô đã ở lại cho đến nay. “Người VN yêu giá trị sống nhưng từ trong sâu thẳm chưa biết cách vận dụng ra bên ngoài. Tôi muốn giúp những học viên ở đây thể hiện giá trị của mình, biết tôn trọng chính mình, để từ đó biết tôn trọng người khác”,  cô tâm sự. Giờ đây cô đang có hàng vạn người là bạn sau gần 7 năm triển khai chương trình tại VN. Học viên dường như đã quen lắm với những câu cô đọc trong những lúc thiền định: Hãy chuyển những suy nghĩ vào bên trong khi bạn ngồi đây… Hãy quay lại thời điểm khi bạn có suy nghĩ tích cực về mình và những người xung quanh. Giờ bạn hãy mường tượng điều đó đang ở trước mắt bạn…Hãy nhận dạng ra yếu tố làm cho mình thành công.

Ở quê nhà, Trish có một gia đình sung túc. Bản thân cô theo học ngành marketing ở đại học. “Làm kinh tế có thể kiếm nhiều tiền nhưng tôi thấy nhiều người giàu có lại không thể hạnh phúc. Tôi không thể sống trong êm ấm của gia đình để nhìn mọi người xung quanh bị mất cân bằng…”. Thế là Trish thoát ly gia đình, đi về Châu Á nơi con người có cuộc sống tâm hồn phong phú. Một cú sốc mạnh đến với cô 19 năm trước khi cô ở Nhật. Trish đã nhận thấy rằng trong các mối quan hệ với người khác cô suy nghĩ hoàn toàn tiêu cực và lãng phí. “Từ đó tôi nghĩ ra một trò chơi, mỗi ngày tôi chọn năm điều tốt để nghĩ về người khác. Những người xung quanh đỡ bị tổn thương mà bản thân tôi cũng tránh bị những hờn giận rút kiệt năng lượng”, cô Trish kể.

Các giáo dục viên của chương trình thường có những chuyến công tác đến những nước khác nhau. Một dạo, Trish phải cùng cô Valerie Manguix đến từ Campuchia ra Bắc để giảng dạy cho những người nghiện của 10 trung tâm cai nghiện. Giảng thay cô là cô Maureen đến từ Hồng Kông. Cô chia sẻ với các học viên từ những kết quả nghiên cứu khoa học đến kinh nghiệm cuộc sống. Cô khuyên mọi người đừng chìm trong yếu đuối, đau khổ quá mười giây nếu không muốn nó bị cuốn đi rơi vào ủy mị. Cô nói: “95% số người trên hành tinh sống trong những vấn đề khác nhau, chỉ có 5% số người được cho là có được tất cả. Vì thế bạn đừng quá bi quan khi gặp vấn đề. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy 80% bệnh nan y là xuất phát từ vấn đề của tinh thần. Đông y dạy chúng ta phải biết cười. Khi cười chúng ta chỉ phải huy động bảy cơ trên mặt, nhưng lại kéo theo được sự hoạt động của 40 cơ khác trên cơ thể”.

trish-summerfield-gieo-hat-giong-tam-hon
Cô Trish Summerfield những ngày đầu đến Việt Nam
*Khóa học sắp tới của cô Trish Summerfield - Nghệ Thuật Tha Thứ, 14/06/2018

Lớp học để sẻ chia


Nếu theo tuần tự, mỗi học viên phải bắt đầu từ lớp PTP “Tư duy tích cực” với buổi lên lớp để tập cách suy nghĩ lạc quan.  Sau đó học viên có thể dự chương trình LVEP với những chủ đề như: Cách vượt qua stress trong cuộc sống; cách giải quyết mâu thuẫn, hạnh phúc, sự tha thứ, sức mạnh của sự bình an… Chị Lý Kim Hoa – nhân viên Hãng bảo hiểm AceLife – một buổi tối sau khi dự thính chủ đề “Bốn gương mặt của phụ nữ” đã tỏ ra rất thích thú. Chị cho biết, qua bài giảng của cô Maureen, chị có thêm tự tin để chọn cho mình một hình ảnh phù hợp trong cuộc sống hiện nay.

Nhiều học viên đến với lớp học mà trong đầu còn đầy ắp những suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Chí Tâm – cậu học sinh lớp 11 Trường THPT Hùng Vương – trong lúc chia sẻ với cả lớp đã bộc lộ: “Em luôn không nghĩ không tốt về các mối quan hệ với người khác đặc biệt là khi người đó vắng mặt”. Một nhân chứng sống khác, cũng là một bài học về giải quyết thành công mâu thuẫn là chị Nguyễn Thị Hoa. Chị Hoa và chồng đã từng mâu thuẫn nặng nề, hai vợ chồng nhình về nhau chỉ thấy toàn những điểm xấu. Cuộc sống gia đình tưởng sắp tan vỡ. Nhưng sau khi đến lớp LVEP chị đã dần điều chỉnh trong quan hệ gia đình. “Tôi bắt đầu cố gắng nghĩ về những cái tốt của chồng mình. Anh ấy cảm nhận được nên cũng bớt đi tính gia trưởng, độc đoán. Cuộc sống bức bối vì va chạm dần dần thay đổi dễ chịu hơn”, chị Hoa kể. Sau khi hai vợ chồng chị Hoa làm lành, chị đã rủ cả gia đình gồm chồng, ba đứa con cùng bạn gái của con đến lớp. Từ đó, chị Hoa đã trở thành tình nguyện viên của chương trình.

Các giáo dục viên tự nguyện lên lớp, chẳng những không có thù lao mà còn tự bỏ tiền túi ra để mua giấy bút, in tài liệu phát cho học viên. Lần lượt mỗi buổi học xuất hiện trước lớp là những tình nguyện viên làm công việc phiên dịch như các cô Linh, Sen, Vân. Họ đều có công việc riêng, nhưng mỗi tuần vẫn cố gắng sắp xếp vài buổi đến lớp. Làm phiên dịch nhưng họ cũng vừa được nghe, thảo luận và chia sẻ với những nười khác. Sau những lần đến lớp, Phương – cô gái đang làm việc cho một Cty hóa chất tại TPHCM – thổ lộ: “Công việc hàng ngày của em ở Cty luôn khiến em căng thẳng. Nhưng nhờ mỗi lần đến lớp em lại cảm thấy thư giãn vầ học cách vượt qua áp lực, nên tính tình đỡ cáu gắt hơn trước rất nhiều”.

trish-summerfield-gieo-hat-giong-tam-hon
Cô Phạm Thị Sen đang phiên dịch cho cô Trish Summerfield

Chương trình PTP “Tư duy tích cực” và LVEP đang càng ngày càng lan tỏa rộng đến các trường đại học, các đơn vị, Cty, bệnh viện, trung tâm cai nghiện.

THẨM HỒNG THỤY thực hiện

gieo-hat-giong-tam-hon-trish-summerfield
Cô Phạm Thị Sen, cô Trish Summerfield trao đổi trước giờ lên lớp
>> Đọc bài Xông đất tâm hồn
gieo-hat-giong-tam-hon-trish-summerfield
Hình khóa học do cô Trish Summerfield hướng dẫn
Qua 20 năm hoạt động, Trung tâm InnerSpace đã tổ chức hàng ngàn khóa học dài ngắn khác nhau, rất nhiều những buổi nói chuyện chuyên đề và các workshop trải nghiệm đã thu hút hàng ngàn lượt người đến với Inner Space để tự khám phá chính bản thân mình. 
>> Bạn muốn nghe nhạc thư giãn kèm lời hướng dẫn thiền ngắn? Xem chi tiết tại bài THƯ GIÃN THEO MÀU.

Nguồn: Trung tâm InnerSpace Việt Nam

[Continue reading...]

THA THỨ HAY CHỊU KHỔ

- 0 nhận xét
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
Dù làm gì đi nữa thì bước đầu tiên vẫn là tha thứ. Vì chính thái độ này giúp ta sáng suốt nhận ra mình cần phải làm gì. 
TRISH SUMMERFIELD – Giám đốc chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống, cố vấn InnerSpace.
Nhớ lại ký ức lúc 22 tuổi, thật khổ. Lúc đó tôi với một người thân có mâu thuẫn với nhau, sau này dù có ở xa người ấy hàng ngàn dặm, nhưng chỉ cần nhắc đến tên người ấy là tôi phát cáu, phát bệnh. Đầu óc tôi rối tung lên vì những ý nghĩ hận thù người ấy. Rồi tôi tham dự khóa phát triển bản thân. Ở lớp học này chúng tôi được học cách tha thứ cho người đã làm mình tổn thương. Thầy giáo cho chúng tôi gửi những ý nghĩ tích cực với sự thông hiểu, chấp nhận và cuối cùng là tha thứ cho người mà mình đaang oán giận.Tôi đã kiên trì thực hành gửi cho người này trong hai tuần. Thật lạ, sau đó tôi không còn giận hờn về người ấy nữa mà còn bình thản khi nghĩ về họ. Một năm sau tôi gặp lại người ấy với tâm trạng hoàn toàn thoải mái.

Khi kể về kinh nghiệm tha thứ của mình, thường tôi nhận được câu trả lời: “ Chị hay thât, còn tôi chẳng làm được như chị đâu”. Đúng là chẳng dễ khi tha thứ cho người đã làm mình tổn thương, nhưng không tha thứ thật sự còn khổ hơn nhiều! Khi không tha thứ, ai sẽ là người chịu khổ? Chính ta! Vì ta cứ mãi mang theo cảm giác giận hờn và thương tổn. Có những trường hợp còn vác gánh nặng không muốn này cho đến khi xuống mồ mà chẳng ai vứt bỏ dùm được.

Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
Một trong những quan niệm chung thường cho rằng THA THỨ LÀ “THUA THIỆT GÌ ĐÓ”. THA THỨ Ư? Để cho họ lên mặt à. Thật hoang đường. Tha thứ khiến ta bước tiếp.

ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG KHI KHÔNG THA THỨ

Sự oán giận người khác dần bào mòn tinh thần ta. Chúng ta bị choáng vào cảm xúc này và không còn lòng tự tôn nữa. Một khi phụ nữ bị chồng ngoại tình 01 lần sau 6 tháng kết hôn – chuyện ấy xảy ra đã 20 năm. Chị ấy cứ thế âm thầm chịu khổ bên chồng. Mỗi sáng thức dậy, suy nghĩ đầu tiên của chị là hình ảnh chồng đang ôm ấp người đàn bà khác và suy nghĩ cuối ngày cũng là hình ảnh này, trong mơ cũng là hình ảnh này. Chị giận chồng đến nỗi không nhìn thẳng vào anh được mà chẳng thể nói chuyện vui vẻ cùng anh. Cổ họng chị cứ nghẹn lại mỗi khi nhớ đến chuyện ấy. Tình trạng sức khỏe và tinh thần ngày càng kiệt quệ. Chính chị đã chọn sống cùng anh trong suốt 20 năm mà lại không hề tha thứ cho anh. Cuộc sống vợ chồng chị thật thê thảm. Chị hầu như mất hết niềm tin và lòng tự trọng khi đến gặp tôi. Tôi đề nghị chị học khóa tự tin, quản lý giận dữ và tư duy tích cực để chị dần phục hồi tinh thần. Chị bắt đầu học cách tha thứ cho chồng và thấy mình đang sống trở lại.

Bác sĩ Paul Meier ở Clinic Meier, Mỹ cho biết khoảng 15.000 dân Mỹ đến khám mỗi tuần. Trong số này, ông cho biết có tới 95% bệnh nhân trầm cảm do oán giận trong lòng. Theo ông rõ ràng đa số rắc rối về sức khỏe tinh thần đều có thể tránh được bằng cách học tha thứ để tránh bực bội thường xuyên. Khi bệnh nhân được điều trị đúng và thật sự đã tha thứ, thì não của bệnh nhân có thể giữ được chất serotonin khiến cơ thể tự sản sinh ra chất hóa học tryptophan (thường có ở chuối, sữa, trái cây và ngũ cốc). Bệnh nhân bị trầm cảm trong nhiều năm vẫn có thể khỏi bệnh khi họ biết tha thứ cho người đã khiến họ bức bối vì chất serotonin đã được phục hồi tự nhiên khiến não hoạt động hợp lý.

Ai cũng biết tha thứ là tốt, là việc nên làm. Vậy sao tha thứ lại khó đến thế? Sao cứ phải mang vác oán hờn trong đầu và trong tim làm gì nhỉ? Trước hết phải xem chúng ta thường có những quan niệm sai lầm nào về tha thứ.

Đặc biệt, ngày 14/06/2018 cô Trish Summerfield sẽ có buổi chia sẻ về chủ đề NGHỆ THUẬT THA THỨ tại Inner Space Bình Triệu =>> Xem thông tin và đăng ký

trish-summerfield-nghe-thuat-tha-thu


QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THA THỨ

Một trong những quan niệm chung, thường cho rằng tha thứ là “thua thiệt gì đó”. Tha thứ ư? Để cho họ lên mặt à. Thật hoang đường. Tha thứ khiến ta bước tiếp. Vậy không lẽ ta đồng tình với việc làm sai trái của họ? Tha thứ nghĩa là bạn quyết không để mình ở tâm trạng tổn thương, sau đó nhìn nhận tình huống và mối quan hệ của ta với người kia như thế nào, rồi có thể điều chỉnh lại mức độ quan hệ. Có thể ta gặp họ để cùng ngồi lại và cho họ biết cảm xúc của ta về tình huống ấy. Dù làm gì đi nữa, thì bước đầu tiên vẫn là tha thứ. Vì chính thái độ này khiến ta sáng suốt nhận ra mình cần phải làm gì. Nếu không phải bản thân ta cảm thấy đau khổ và đầu óc thì cứ lẩn quẩn về chuyện đã xảy ra và rồi cách xử trí của ta không khéo lại hàm chứa sự trả đũa.

Còn quan niệm sai lầm nữa khi cho rằng tha thứ nghĩa là bất lực, yếu hèn và mất tự trọng... ‘Không thể, tha thứ là để họ nhảy lên đầu mình mà ngồi hả?’, ‘Tha thứ ư, để họ xem thường mình hả’...Cần phải nhận ra khi không tha thứ, thì kết quả ta nhận được có phải chỉ là những ý nghĩ, cảm xúc đau đớn, tuyệt vọng, bực tức không?

Chúng ta để mình đắm chìm vào trong cảm giác đau khổ, tuyệt vọng và tự dày vò mình. Thử hỏi, tự dạy vò mình có phải là tự trọng? Trong khi dó tự trọng là cách hành xử có tình, có lý cho cả ta và họ. Bạn không thể tự ‘áp đặt’ những suy nghĩ đau khổ kia là lành mạnh, là có tình, có lý được. Hiền, một giảng viên đại học cảm thấy bị xúc phạm khi đồng nghiệp buôn chuyện tào lao về anh. Đi ngang qua văn phòng, anh thấy người ấy thản nhiên cười đùa cùng những đồng nghiệp khác. Anh tự hỏi: tại sao mình lại đau khổ, trong khi anh ta, thủ phạm nói xấu mình là vui vẻ đến vậy? Đây có phải là cách mình trả thù anh ta không nhỉ? Và anh nhận ra mình thật ngớ ngẩn không khi đi giận một người xấu tính như thế.

Một quan niệm khác lại cho rằng: khi tha thứ, tôi đã để cho người ấy quen thói. Thực ra, không ai trách khỏi quy luật tự nhiên, mà Newton đã từng chứng minh: Mỗi một hành động đều phản ứng tương đồng. Nghĩa là khi tôi khiến ai đau khổ, thì bản thân tôi cảm thấy chả có gì là hạnh phúc. Ai làm người đó chịu, vì thế chẳng có gì cho tôi phải bận lòng đến hành động của người kia. Tôi không cần phải đóng vai luật sư hay thẩm phán xử trí trừng phạt họ trong chuyện này.

Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
Khi bạn cảm thấy tổn thương, thì đích thị là bạn đau chứ không phải ai khác. Thật ra lúc đó cái tôi cao ngạo đang lộ diện. Cái tôi cao ngạo, thì sự kì vọng của chúng ta càng lớn. Chúng ta thương cảm thấy đau khổ  khi kì vọng của chúng ta không được người khác đáp ứng.
Khoảng 15,000 dân Mỹ đến khám mỗi tuần. Trong số này có tới 95% bệnh nhân trầm cảm do oán giận trong lòng

 CÁI TÔI CAO NGẠO TRONG THA THỨ

Khi bạn cảm thấy tổn thương, thì đích thị bạn đang đau chứ không phải ai khác. Thực ra lúc đó cái tôi cao ngạo đang lộ diện. Cái tôi này muốn ta phải nên được đối xử thế này và khi  không thao ý ta, ta cảm thấy tổn thương, oán giận. Nói như thế không phải ta để người khác muốn làm gì cũng được, mà là nhấn mạnh chúng ta càng bị cái tôi cao ngạo, thì sự kì vọng của chúng ta càng lớn. chúng ta thường cảm thấy đau khổ hi kì vọng của chúng ta không được người khác đáp ứng.

Ngược lại với cái tôi cao ngạo là lòng tự trọng. Thực ra, mức độ tự trọng cao nhất là ta có thể nhìn vào thái độ của người khác với ý nghĩa không để mình bị ảnh hưởng bởi hành vi vủa họ, thì ý niệm phải tha thứ cũng sẽ không còn cần thiết nữa. Tự trọng nghĩa là ta biết rõ mình là ai, là gì, mà không cần phải biện minh đối với lời nói kia, hành động kia của họ nữa. Lòng tự trọng khiến ta học được từ người khác và nhận thức rõ đâu là sự thật.

Tóm lại khi lòng tư trọng ta vững, thì sự kỳ vọng cũng giảm đi, và chúng ta không còn oán ghét người khác nữa. Hãy tìm hiểu, chấp nhận và tha thứ.

Trish Summerfield
Bài viết đăng trên tạp trí HealthCare 12/2010

CÂU CHUYỆN 20 Năm CÔ TRISH SUMMERFIELD Dạy Học Miễn Phí tại Việt Nam



Những bài viết nên đọc


[Continue reading...]

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

CÔ GIÁO TRISH SUMMERFIELD VÀ LỚP HỌC ĐẶC BIỆT TRÊN TRUYỀN HÌNH - Quà Tặng Cuộc Sống

- 0 nhận xét
co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam

CÔ GIÁO TRISH SUMMERFIELD VÀ LỚP HỌC ĐẶC BIỆT TRÊN TRUYỀN HÌNH

Một tình yêu sâu sắc với cộng đồng, tình yêu đó xuất phát từ sự chân thành, từ chính con tim, vượt qua những giới hạn về màu da, chủng tộc. Đó là điều dễ dàng cảm nhận ở chuyên gia Trish Summersield – người vẫn được các bạn trẻ Việt Nam gọi là cô giáo. Gần 1 năm trở lại đây, bà Trish Summersield đã trở thành nhân vật quen thuộc của khán giả VTV2 trong CT Quà tặng cuộc sống (QTCS) – một lớp học đặc biệt mà bà đã gửi vào đó nhiều tâm huyết.

Chương trình tôi làm xuất phát từ trái tim....


Dáng người dong dỏng cao, nụ cười thân thiện và cặp mắt biết nói, Trish Summersield cho người tiếp chuyện cảm giác thật gần gũi, hòa đồng (cho dù có bất đồng về ngôn ngữ). Bà là giám đốc chương trình các giá trị sống (Living value: an international program – LVEP), giúp người học khám phá 12 giá trị: hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu, giản dị, khoan dung, đoàn kết. Hơn 2200 trường học, cơ sở giáo dục thuộc 80 quốc gia trên các châu lục đã áp dụng. Tại Việt Nam, ước tính hàng chục nghìn người đã được hướng dẫn thực hành LVEP gồm học viên cai nghiện, trẻ mái ấm, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng... bước chân tình  nguyện của bà Trish đã in dấu ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam để tập huấn cho các giáo dục viên, đồng đẳng viên.

Đến với QTCS, khách mời trở thành các học viên – nhân vật trải nghiệm, họ được cô giáo Trish gợi mở, dẫn dắt các câu chuyện về lòng trự trọng, yêu thương, đoàn kết...với các bài tập thực hành vê tư duy, suy nghĩ. Theo bà Trish, cốt lõi giáo dục là làm sao khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp sẵn có trong mỗi con người để họ bộc lộ ra. Bản thân ai đó không đầu tư và giá trị của mình thì rất dẽ bị xa ngã vì họ không đủ sức mạnh để bảo vệ mình. Đó cũng là tâm nguyện đau đấu mà chuyên gia tình nguyện Trish gởi gắp vào QTCS. “ Chương trình tôi làm xuất phát từ trái tim nên tôi tin người xem sẽ cảm thấy không lãng phí thời gian”.

co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Học viên gặp gỡ cô Trish Summerfield sau giờ học

Người truyền bí quyết “đi” vào bàn thân.


Trish Summersield có một niềm tin sâu sắc rằng: Bản chất con người vốn tốt đẹp với những giá trị tốt đẹp, nhưng cuộc sống đầu cạnh tranh có thể làm các giá trị dó bị che khuất. Nếu được tôn trọng và thấu hiểu, người ta sẽ tư do khám phá lại các giá trị vốn có của bản thân. Niềm tin ấy được minh chứng bởi thực tế trãi nghiệm của hàng vạn học viên của bà.

Lý do tại sao có phụ nữ đã khóc suốt 28 năm từ khi lấy chồng (cho đến khi li dị) hay người khác thì 17 năm sống trong ghen tuông...đến với bà họ được đồng cảm, chia sẻ và được bà mở ra những hướng suy nghĩ tích cực. Với trẻ em đường phố, cô giáo Trish đã mở lớp dạy cho chúng những kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, nhìn cuộc đời một cách tươi sáng hơn. Mỗi khóa học như thế thường kéo dài 5 – 7 ngày.

Một đối tượng nữa mà bà Trish rất quan tâm đó là các gia đình. Làm sao để các thành viên trong gia đình hài hòa được mối quan hệ, cha mẹ hiểu và chia sẻ được với con cái. Trong thời gian biểu của các lớp học miễn phí của bà tại trung tâm đặt tại TP. Hồ Chí Minh luôn có khóa học dành cho các thành viên trong gia đình. Rất đông các cặp vợ chồng đưa con đến đây để được bà tư vấn.

Với thế mạnh lan tỏa của truyền hình, bà Trish hy vọng rằng các CT QTCS của mình sẽ có ích cho thanh thiếu niên ở cả vùng sâu, vùng xa. Và bà rất mừng khi các hồi âm liên tục đến với mình. Mới đây nhất là một thanh niên trẻ ở tận Hà Giang điện thoại xin bà băng hình để làm tình nguyện viên giúp cho những người trẻ tuổi ở quê hương mình tiếp cận với bài giảng một cách hệ thống.

Cái tên Trish Summersield ngày càng trở nên thân thuộc với người Việt Nam. Chương trình của bà ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục – lao động – xã hội và đem lại niềm vui sống cho nhiều người. Hơn ai hết, Trish Summersield biết rõ điều đó và bà đã dành trọn tâm huyết của mình cho công việc tình nguyện đầy ý nghĩa này.
Thao Giang thực hiện
InnerSpace biên tập và chia sẻ lại từ báo Truyền Hình

co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Hình ảnh một khóa học tại Trung tâm InnerSpace

co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Mời bạn đến ngôi nhà chung InnerSpace

co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Hoa súng tại InnerSpace
  
co-giao-tay-va-lop-hoc-dac-biet-tren-truyen-hinh
Hoa súng tại InnerSpace

CÂU CHUYỆN 20 NĂM INNERSPACE TẠI VIỆT NAM


Những  bài viết nên đọc:

Xông đất tâm hồn - Trish Summerfield

Chữa bệnh bằng sức mạnh của ý nghĩ

Nguồn: InnerSpace.vn
[Continue reading...]

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

THUẬT THƯ GIÃN VÀ TĨNH LẶNG [Inner Space HCM]

- 0 nhận xét
Khóa học đặc biệt 1 NGÀY với diễn giả Trish Summerfield trong tháng 6/2018 tại Trung tâm Inner Space Bình Triệu.

Khóa học dành cho người thích suy ngẫm và trải nghiệm những khoảng tĩnh tại trong tâm hồn.

dien-gia-trish-summerfield-thuat-thu-gian-va-tinh-lang-innerspace-vietnam

Khóa học THUẬT THƯ GIÃN VÀ TĨNH LẶNG [Nhận tối đa 35 học viên]


[Continue reading...]

NGHỆ THUẬT THA THỨ | THA THỨ, QUÊN ĐI VÀ TIẾP TỤC SỐNG

- 0 nhận xét
Bạn có đang giữ những tổn thương cảm xúc không? Bạn có đang treo ngược mình vào những chuyện đã xảy ra, tại sao và ai đó đã nói hoặc đã làm không? Để mình bị cuộn vào cái sai, chỉ làm bạn thêm cay đắng và bực tức, bất hạnh và phân tán khỏi những gì là quan trọng. Làm gì đây? Hừm, bạn đã nghe câu trả lời: tha thứ và quên đi. Tha thứ sao được khi nó quá khó? Có thật bạn không thể quên điều làm bạn tổn thương? Nói dễ hơn làm ư? Xử lý khó ư? Bạn nói đúng, nhưng kết quả là xứng đáng. Bạn sẽ tự do tận hưởng hiện tại, tiếp tục sống và tiến bước.

trish-summerfield-nghe-thuat-tha-thu-quen-di-va-tiep-tuc-song

Tham gia cùng Trish Summerfield qua chủ đề "NGHỆ THUẬT THA THỨ" để hiểu tại sao và THA THỨ, QUÊN ĐI VÀ TIẾP TỤC SỐNG như thế nào nhé. Dám tham gia không?

Khóa học NGHỆ THUẬT THA THỨ

Thời gian: 18:30PM – 20:15PM, T5 14/06/2018
Thời lượng: 1 Buổi.
Đối tượng: Dành cho mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Địa điểm: Số 30, đường số 7, Kp 1, P. Hiệp Bình Chánh, QL 13, Bình Triệu, TpHCM (Cách Bến xe Miền Đông khoảng 1km, gần Đại Học Luật TpHCM)
Đăng ký: Trung Tâm Inner Space không nhận đăng ký qua website, google+ hay facebook.
  • Cách 1: Gọi điện thoại 028 628 39 609
  • Cách 2: Qua link online http://bit.ly/NgheThuatThaThuTiếp đó, bạn vui lòng kiểm tra email đã đăng ký sau 30 phút để xác nhận "Chắc chắn tham dự khóa học", lúc này bạn mới có tên trong danh sách chính thức của khóa học.
nghe-thuat-tha-thu-quen-di-va-tiep-tuc-song-trish-summerfield

Thông tin về diễn giả:

Cô Trish Summerfield là Cố vấn Trung tâm Inner Space  tại Việt Nam.

Cô có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và trải nghiệm trong lĩnh vực Tư duy Tích cực, Giá trị Sống, Quản lí Giận dữ, Lãnh đạo Nội tâm, Nhận thức Bản thân,... tại nhiều nước trên thế giới.

Cô là diễn giả thân thuộc với người Việt Nam qua hơn trăm chương trình Quà tặng Cuộc sống phát sóng hàng tuần trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1, chương trình Việt Nam và tôi,... cùng hàng trăm các chương trình đào tạo và tập huấn thường xuyên tại Trung tâm Inner Space cũng như các khoá huấn luyện dài ngày cho các nhóm làm công tác giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập Đỏ,…

4 lưu ý từ khóa học:
  1. Trung tâm Inner Space sẽ không nhận học viên đến trễ 15 phút sau khi lớp học bắt đầu.
  2. Không mang theo đồ ăn và đồ uống tại Inner Space. Đặc biệt, không sử dụng thuốc lá và các loại đồ uống có cồn. 
  3. Đồ dùng cá nhân: Để trên tủ phía ngoài phòng học (không để tiền bạc, đồ có giá trị...).
  4. Không mang trẻ em dưới 15 tuổi theo cùng.
=> Khóa học tiếp theo của cô Trish Summerfield tại InnerSpace Bình Triệu "THUẬT THƯ GIÃN VÀ TĨNH LẶNG"


Đọc thêm các bài viết liên quan:

[Continue reading...]

PHẢI TÌM TẬN GỐC BẠO LỰC, VÔ CẢM - Bà Trish Summerfield

- 0 nhận xét
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam, Trung tâm InnerSpace tiếp tục chia sẻ đến bạn bài báo "PHẢI TÌM TẬN GỐC BẠO LỰC, VÔ CẢM".
trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam
Hình bài báo "Phải tìm tận gốc bạo lực, vô cảm" trên báo Tuổi Trẻ 22/03/2010 
Bà Trish Summerfield (ảnh) là chuyên gia về giáo dục các giá trị sống, làm giàu thế giới nội tâm. Hơn 20 năm qua, bà sống và làm việc ở Việt Nam với cương vị giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị sống (Living values: an educational program), Cố vấn InnerSpace - làm giàu thế giới nội tâm.

trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam
Ảnh: Diễn giả Trish Summerfield
DƯỚI ĐÂY LÀ CHI TIẾT NỘI DUNG BÀI BÁO

* Thưa bà, vì sao chúng ta ngày càng chứng kiến nhiều hơn những vụ việc có liên quan đến sự vô cảm của con người?

Tôi cho rằng thực tế này không chỉ diễn ra ở VN, đây là vấn đề toàn cầu và ngày càng gia tăng.

Có một số nguyên nhân dẫn đến điều này. Trước hết, con người đang trở nên quá tập trung vào thỏa mãn vật chất. Nếu sự nhận biết và các giá trị của chúng ta chỉ dựa vào các giá trị vật chất thì suy nghĩ và cảm xúc sẽ hướng theo như vậy.

"Biết yêu, biết chia sẻ, quan tâm không phải là thứ chúng ta có thể áp đặt cho trẻ em từ bên ngoài. Đó là những sắc thái tình cảm nảy nở từ bên trong tâm hồn mà chúng ta phải giúp các em nuôi dưỡng và thể hiện"

Bà Trish Summerfield






Nếu chỉ chăm chăm vào phát triển vật chất, chúng ta sẽ khó tăng cường các giá trị tích cực trong cuộc đời mình. Dần dần, mục đích tiền bạc sẽ là ưu tiên và chúng ta trở nên không quan tâm tới những người xung quanh, không dành thời gian và công sức hỗ trợ họ ngay cả khi họ rất cần.

Khi vòng tròn tình yêu trở nên nhỏ hẹp, chúng ta trở nên hẹp hòi, chỉ quan tâm tới gia đình của bản thân mình, thậm chí không thèm quan tâm tới môi trường xung quanh. Nếu chúng ta có sự cân bằng, tức là vừa có mục tiêu vật chất, vừa phát triển các mối quan hệ và sống với những giá trị tích cực thì mọi điều sẽ hòa hợp.

Thứ hai, trên thế giới trong những thập kỷ qua người ta đã quá chú ý đến việc giành lấy bằng cấp học thuật, ít dành thời gian cho giáo dục đạo đức và các giá trị sống. VN phát triển sau, hiện có thể gọi là đang ở đỉnh của sự “chú trọng bằng cấp học thuật”.

Cha mẹ bị áp lực do thấy mọi nơi đều đánh giá qua bảng điểm nên muốn con mình học giỏi, vô tình đưa chuyện học giỏi trở thành ưu tiên trong giáo dục con.

Với trẻ nhỏ, đặc biệt từ 1-8 tuổi, các em đều muốn nhận tình yêu và sự khen tặng. Nếu các em thấy mình chỉ được khen khi có điểm cao ở trường hay thi đỗ, tất nhiên các em sẽ coi đó là ưu tiên và dần dần lấn át thái độ thể hiện các giá trị tích cực như tình yêu thương cũng như quan tâm tới người khác.

Nhưng nếu đứa trẻ được khen khi chúng thể hiện sự chia sẻ với mọi người hoặc tốt bụng, thật thà, kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác thì các em sẽ coi đó là điều rất quan trọng, chúng ta rất cần phát triển các giá trị đó song song với việc học hành.

Chỉ cần cha mẹ dành thời gian cho con, ít nhất 15 phút mỗi ngày, tôi tin mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Cuối cùng, những người trẻ có thể chưa được tham gia các sự kiện, chương trình giúp các em hiểu hơn về các giá trị sống, về sự tôn trọng của những người cùng trang lứa hay ở xung quanh. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm.

trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
* Sống và làm việc ở VN hơn 10 năm qua, bà có cho rằng sự vô cảm trong xã hội đang ở mức báo động?

Tôi cảm giác căng thẳng trong xã hội đang ngày càng tăng lên. Tôi nghĩ những vụ việc gần đây là cơ hội tốt để chúng ta cùng thảo luận về đề tài này, cùng nhắc nhở nhau rằng đây là vấn đề quan trọng.

Ở VN, thầy cô giáo nhận xét về đạo đức của học sinh và nhận xét này có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập. Đây là điều cho thấy VN quan tâm tới vấn đề đạo đức và giá trị sống. Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng chủ quan và tôi không muốn bình luận về vấn đề đó.

Nhưng tôi nhận thấy giáo viên ở VN là nghề rất căng thẳng, nếu họ học được cách kiểm soát cảm xúc của mình, tạo ra được môi trường học tập tích cực, khích lệ học sinh thì sẽ rất tốt và mọi việc sẽ bắt đầu thay đổi.

Tôi biết nhiều giáo viên phải làm việc từ 6g sáng nên tôi không muốn đòi hỏi ở họ nhiều hơn, tôi cảm thấy rất quan ngại cho công việc quá nhiều của họ. Bản thân họ đã có quá nhiều áp lực.

trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
* Sau mỗi sự việc khiến dư luận xã hội bức xúc, ai cũng tức giận, các cơ quan công quyền vào cuộc. Dưới con mắt của nhà giáo dục, bà có cho rằng đây là cách tiếp cận đúng?

Theo tôi, chuyện bạo lực học đường, vô cảm với người khác chỉ là kết quả của những suy nghĩ và cảm xúc. Có thể hành vi tra tấn, đánh đập người khác sẽ bị trừng phạt hoặc chịu trách nhiệm, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải trở lại nguồn gốc, mầm mống tạo ra tình trạng bạo lực này.

Thông thường nếu tôi làm đau đớn người khác có nghĩa là trong tôi cũng đang cảm thấy đau đớn. Nếu tôi cảm thấy vui, cảm thấy tốt về bản thân, tôi không có lý do gì lại khiến người khác đau đớn.

Một lý do khiến tôi tham gia các chương trình giáo dục các giá trị sống là thời còn đi học, cả lớp tôi không thèm đếm xỉa đến một bạn học, không ai trêu chọc gì, không ai chơi với bạn đó. Cuối năm, bạn đó tự tử.

Điều này khiến tôi nhận ra thái độ của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Nhưng thời đó, chúng tôi không được dạy về cách cư xử và quan tâm tới người khác. Chúng tôi chỉ là những người trẻ, thể hiện cảm xúc của mình theo cách của mình.

Vì vậy ngay từ nhỏ, tốt nhất là từ 1-8 tuổi, chúng ta cần giúp đỡ các em hiểu được chia sẻ với người khác, tôn trọng sự độc đáo của mỗi cá nhân, yêu quý bản thân mình và yêu quý người khác, đồng thời quan tâm tới môi trường thiên nhiên.

Với những người có cách cư xử tàn nhẫn, lòng tự trọng của họ rất thấp, họ dựng lên hàng rào cho rằng họ không quan tâm, bất cần. Thật ra họ có quan tâm, nhưng họ bị tổn thương ở bên trong tâm hồn.

Nói chung, bạn không thể làm người khác tổn thương mà không cảm thấy tổn thương. Buộc tội và bắt ai đó chịu trách nhiệm thì dễ, nhưng chúng ta cũng phải hiểu gốc gác của hành động đó.

trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam

* Như vậy, nếu mỗi con người cảm thấy tình yêu thương, chứng kiến những điều tốt đẹp, cảm nhận được cái đẹp, yêu quý, tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác thì sẽ không có những cảnh bạo lực và vô cảm?

Đúng vậy. Chúng ta nhìn và trân trọng điều tốt trong chính con người mình thì sẽ học cách tìm kiếm điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chỉ tìm ra điều xấu. Nếu bạn tức giận hay không quan tâm tới người khác, bạn có nguy cơ chết vì đau tim gấp năm lần bình thường. Tức giận khô khan, thiếu tình yêu là điều không tự nhiên, không tốt cho sức khỏe.

Yêu thương và quan tâm tới người khác là bản tính của con người. Với các học sinh, họ cần các chương trình giáo dục giá trị sống, lý tưởng, nhất là cha mẹ cùng tham gia để hiểu và quan tâm tới những diễn biến tâm lý của con cái.

KHỔNG LOAN thực hiện
Trung tâm InnerSpace biên tập và chia sẻ lại

Qua 20 năm sống và làm việc tại Việt Nam, bà Trish Summerfield tên thật là Patricia Ann Summerfield đến từ New Zealand được biết đến như một sứ giả của những chương trình giá trị sống, làm giàu thế giới nội tâm. Nhiều khóa học, lớp đào tạo, thuyết trình về giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm được bà nhân rộng trong cộng đồng người Việt và trở thành một hoạt động xã hội đầy tính nhân văn.

Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam

Hình ảnh một số hoạt động khóa học tại Trung tâm InnerSpace

trish-summerfield-phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam

phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam-trish-summerfield

phai-tim-tan-goc-bao-luc-vo-cam-trish-summerfield

Một số bài viết có thể bạn quan tâm:




[Continue reading...]
 
Copyright © . Trish Summerfield - Posts · Comments