Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam |
Dù làm gì đi nữa thì bước đầu tiên vẫn là tha thứ. Vì chính thái độ này giúp ta sáng suốt nhận ra mình cần phải làm gì.
TRISH SUMMERFIELD – Giám đốc chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống, cố vấn InnerSpace.Nhớ lại ký ức lúc 22 tuổi, thật khổ. Lúc đó tôi với một người thân có mâu thuẫn với nhau, sau này dù có ở xa người ấy hàng ngàn dặm, nhưng chỉ cần nhắc đến tên người ấy là tôi phát cáu, phát bệnh. Đầu óc tôi rối tung lên vì những ý nghĩ hận thù người ấy. Rồi tôi tham dự khóa phát triển bản thân. Ở lớp học này chúng tôi được học cách tha thứ cho người đã làm mình tổn thương. Thầy giáo cho chúng tôi gửi những ý nghĩ tích cực với sự thông hiểu, chấp nhận và cuối cùng là tha thứ cho người mà mình đaang oán giận.Tôi đã kiên trì thực hành gửi cho người này trong hai tuần. Thật lạ, sau đó tôi không còn giận hờn về người ấy nữa mà còn bình thản khi nghĩ về họ. Một năm sau tôi gặp lại người ấy với tâm trạng hoàn toàn thoải mái.
Khi kể về kinh nghiệm tha thứ của mình, thường tôi nhận được câu trả lời: “ Chị hay thât, còn tôi chẳng làm được như chị đâu”. Đúng là chẳng dễ khi tha thứ cho người đã làm mình tổn thương, nhưng không tha thứ thật sự còn khổ hơn nhiều! Khi không tha thứ, ai sẽ là người chịu khổ? Chính ta! Vì ta cứ mãi mang theo cảm giác giận hờn và thương tổn. Có những trường hợp còn vác gánh nặng không muốn này cho đến khi xuống mồ mà chẳng ai vứt bỏ dùm được.
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam |
Một trong những quan niệm chung thường cho rằng THA THỨ LÀ “THUA THIỆT GÌ ĐÓ”. THA THỨ Ư? Để cho họ lên mặt à. Thật hoang đường. Tha thứ khiến ta bước tiếp.
ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG KHI KHÔNG THA THỨ
Sự oán giận người khác dần bào mòn tinh thần ta. Chúng ta bị choáng vào cảm xúc này và không còn lòng tự tôn nữa. Một khi phụ nữ bị chồng ngoại tình 01 lần sau 6 tháng kết hôn – chuyện ấy xảy ra đã 20 năm. Chị ấy cứ thế âm thầm chịu khổ bên chồng. Mỗi sáng thức dậy, suy nghĩ đầu tiên của chị là hình ảnh chồng đang ôm ấp người đàn bà khác và suy nghĩ cuối ngày cũng là hình ảnh này, trong mơ cũng là hình ảnh này. Chị giận chồng đến nỗi không nhìn thẳng vào anh được mà chẳng thể nói chuyện vui vẻ cùng anh. Cổ họng chị cứ nghẹn lại mỗi khi nhớ đến chuyện ấy. Tình trạng sức khỏe và tinh thần ngày càng kiệt quệ. Chính chị đã chọn sống cùng anh trong suốt 20 năm mà lại không hề tha thứ cho anh. Cuộc sống vợ chồng chị thật thê thảm. Chị hầu như mất hết niềm tin và lòng tự trọng khi đến gặp tôi. Tôi đề nghị chị học khóa tự tin, quản lý giận dữ và tư duy tích cực để chị dần phục hồi tinh thần. Chị bắt đầu học cách tha thứ cho chồng và thấy mình đang sống trở lại.
Bác sĩ Paul Meier ở Clinic Meier, Mỹ cho biết khoảng 15.000 dân Mỹ đến khám mỗi tuần. Trong số này, ông cho biết có tới 95% bệnh nhân trầm cảm do oán giận trong lòng. Theo ông rõ ràng đa số rắc rối về sức khỏe tinh thần đều có thể tránh được bằng cách học tha thứ để tránh bực bội thường xuyên. Khi bệnh nhân được điều trị đúng và thật sự đã tha thứ, thì não của bệnh nhân có thể giữ được chất serotonin khiến cơ thể tự sản sinh ra chất hóa học tryptophan (thường có ở chuối, sữa, trái cây và ngũ cốc). Bệnh nhân bị trầm cảm trong nhiều năm vẫn có thể khỏi bệnh khi họ biết tha thứ cho người đã khiến họ bức bối vì chất serotonin đã được phục hồi tự nhiên khiến não hoạt động hợp lý.
Ai cũng biết tha thứ là tốt, là việc nên làm. Vậy sao tha thứ lại khó đến thế? Sao cứ phải mang vác oán hờn trong đầu và trong tim làm gì nhỉ? Trước hết phải xem chúng ta thường có những quan niệm sai lầm nào về tha thứ.
Đặc biệt, ngày 14/06/2018 cô Trish Summerfield sẽ có buổi chia sẻ về chủ đề NGHỆ THUẬT THA THỨ tại Inner Space Bình Triệu =>> Xem thông tin và đăng ký
QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THA THỨ
Một trong những quan niệm chung, thường cho rằng tha thứ là “thua thiệt gì đó”. Tha thứ ư? Để cho họ lên mặt à. Thật hoang đường. Tha thứ khiến ta bước tiếp. Vậy không lẽ ta đồng tình với việc làm sai trái của họ? Tha thứ nghĩa là bạn quyết không để mình ở tâm trạng tổn thương, sau đó nhìn nhận tình huống và mối quan hệ của ta với người kia như thế nào, rồi có thể điều chỉnh lại mức độ quan hệ. Có thể ta gặp họ để cùng ngồi lại và cho họ biết cảm xúc của ta về tình huống ấy. Dù làm gì đi nữa, thì bước đầu tiên vẫn là tha thứ. Vì chính thái độ này khiến ta sáng suốt nhận ra mình cần phải làm gì. Nếu không phải bản thân ta cảm thấy đau khổ và đầu óc thì cứ lẩn quẩn về chuyện đã xảy ra và rồi cách xử trí của ta không khéo lại hàm chứa sự trả đũa.
Còn quan niệm sai lầm nữa khi cho rằng tha thứ nghĩa là bất lực, yếu hèn và mất tự trọng... ‘Không thể, tha thứ là để họ nhảy lên đầu mình mà ngồi hả?’, ‘Tha thứ ư, để họ xem thường mình hả’...Cần phải nhận ra khi không tha thứ, thì kết quả ta nhận được có phải chỉ là những ý nghĩ, cảm xúc đau đớn, tuyệt vọng, bực tức không?
Chúng ta để mình đắm chìm vào trong cảm giác đau khổ, tuyệt vọng và tự dày vò mình. Thử hỏi, tự dạy vò mình có phải là tự trọng? Trong khi dó tự trọng là cách hành xử có tình, có lý cho cả ta và họ. Bạn không thể tự ‘áp đặt’ những suy nghĩ đau khổ kia là lành mạnh, là có tình, có lý được. Hiền, một giảng viên đại học cảm thấy bị xúc phạm khi đồng nghiệp buôn chuyện tào lao về anh. Đi ngang qua văn phòng, anh thấy người ấy thản nhiên cười đùa cùng những đồng nghiệp khác. Anh tự hỏi: tại sao mình lại đau khổ, trong khi anh ta, thủ phạm nói xấu mình là vui vẻ đến vậy? Đây có phải là cách mình trả thù anh ta không nhỉ? Và anh nhận ra mình thật ngớ ngẩn không khi đi giận một người xấu tính như thế.
Một quan niệm khác lại cho rằng: khi tha thứ, tôi đã để cho người ấy quen thói. Thực ra, không ai trách khỏi quy luật tự nhiên, mà Newton đã từng chứng minh: Mỗi một hành động đều phản ứng tương đồng. Nghĩa là khi tôi khiến ai đau khổ, thì bản thân tôi cảm thấy chả có gì là hạnh phúc. Ai làm người đó chịu, vì thế chẳng có gì cho tôi phải bận lòng đến hành động của người kia. Tôi không cần phải đóng vai luật sư hay thẩm phán xử trí trừng phạt họ trong chuyện này.
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam |
Khi bạn cảm thấy tổn thương, thì đích thị là bạn đau chứ không phải ai khác. Thật ra lúc đó cái tôi cao ngạo đang lộ diện. Cái tôi cao ngạo, thì sự kì vọng của chúng ta càng lớn. Chúng ta thương cảm thấy đau khổ khi kì vọng của chúng ta không được người khác đáp ứng.
Khoảng 15,000 dân Mỹ đến khám mỗi tuần. Trong số này có tới 95% bệnh nhân trầm cảm do oán giận trong lòng.
CÁI TÔI CAO NGẠO TRONG THA THỨ
Khi bạn cảm thấy tổn thương, thì đích thị bạn đang đau chứ không phải ai khác. Thực ra lúc đó cái tôi cao ngạo đang lộ diện. Cái tôi này muốn ta phải nên được đối xử thế này và khi không thao ý ta, ta cảm thấy tổn thương, oán giận. Nói như thế không phải ta để người khác muốn làm gì cũng được, mà là nhấn mạnh chúng ta càng bị cái tôi cao ngạo, thì sự kì vọng của chúng ta càng lớn. chúng ta thường cảm thấy đau khổ hi kì vọng của chúng ta không được người khác đáp ứng.
Ngược lại với cái tôi cao ngạo là lòng tự trọng. Thực ra, mức độ tự trọng cao nhất là ta có thể nhìn vào thái độ của người khác với ý nghĩa không để mình bị ảnh hưởng bởi hành vi vủa họ, thì ý niệm phải tha thứ cũng sẽ không còn cần thiết nữa. Tự trọng nghĩa là ta biết rõ mình là ai, là gì, mà không cần phải biện minh đối với lời nói kia, hành động kia của họ nữa. Lòng tự trọng khiến ta học được từ người khác và nhận thức rõ đâu là sự thật.
Tóm lại khi lòng tư trọng ta vững, thì sự kỳ vọng cũng giảm đi, và chúng ta không còn oán ghét người khác nữa. Hãy tìm hiểu, chấp nhận và tha thứ.
Trish Summerfield
Bài viết đăng trên tạp trí HealthCare 12/2010
CÂU CHUYỆN 20 Năm CÔ TRISH SUMMERFIELD Dạy Học Miễn Phí tại Việt Nam
Những bài viết nên đọc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét