Khi biết tha thứ cho người, những cánh cửa tự do, yên bình mới mới mở ra với bạn. Nhiều người trầm cảm đã học cách tha thứ để giảm đi những bức bối.
Theo ông, hầu hết các chứng bệnh tinh thần đều có thể tránh được bằng cách tha thứ. Khi bệnh nhân được điều trị đúng và thật sự biết tha thứ, não bộ của họ có thể duy trì được hàm lượng serotonin - chất dẫn truyền thần kinh quyết định mức độ hạnh phúc.
Vì vậy, những bệnh nhân bị trầm cảm nhiều năm hoàn toàn có thể được hồi phục khi biết tha thứ cho người đã khiến họ bức bối.
Nhiều người trong chúng ta chưa đến mức trầm cảm, nhưng ai cũng từng mất đi hạnh phúc vì cảm xúc khó chịu với một ai đó. Làm thế nào để tha thứ, hay nói đúng hơn làm thế nào để gia tăng sự thanh thản, hạnh phúc?
Trước hết, chúng ta cần bước qua ba quan niệm sai lầm về tha thứ. Đó là khi chúng ta cho rằng, tha thứ là dễ dãi bỏ qua hành vi sai quấy của người khác.
Thật sự, tha thứ không có nghĩa là đồng tình với việc làm của người kia hay những gì đã xảy ra mà tha thứ nghĩa là ta quyết định không tiếp tục để mình bị tổn thương nữa.
Một sai lầm khác: tha thứ là nhu nhược hoặc đánh mất lòng tự trọng. Không ít người nghĩ nếu tha thứ, người ấy sẽ “nhảy lên đầu mình mà ngồi”.
Nhưng nếu không tha thứ, tiếp tục nhớ đến người kia với cảm xúc đau khổ, tổn thương thì kết cục là gì? Thật chẳng công bằng cho bản thân khi bạn cứ phải tiếp tục chịu đựng đau khổ.
Tha thứ là làm ngơ để người khác quen thói là quan niệm sai lầm thứ ba. Theo quy luật tự nhiên, mỗi hành động đều phải nhận kết quả tương ứng, không sớm thì muộn. Nếu ai đó gây đau khổ cho người khác, người ấy tất yếu sẽ phải nhận lãnh kết quả từ hành động của mình dưới một hình thức nào đó. Ta không cần phải đóng vai luật sư hay thẩm phán, cũng không cần đóng vai người trừng phạt. Chúng ta chỉ cần giữ mình nhẹ nhàng. Các bước để tha thứ: 1. Vận dụng sự hiểu biết của mình để nhìn nhận tình huống, tức là hiểu rõ động cơ hành động của đối tượng cần được tha thứ. 2. Chấp nhận hành vi đó và biết rằng nó đã xảy ra rồi. 3. Rút ra bài học sau sự việc ấy, chẳng hạn như: nhìn nhận người khác khách quan hơn, giao tiếp với họ rõ ràng hơn, bớt kỳ vọng về chính mình hoặc về người khác... 4. Tha thứ và loại bỏ sự việc ấy ra khỏi tâm trí mình trong hiện tại. Ở giai đoạn thực hành đầu tiên, bạn có thể chọn những đối tượng mà mình có chút ít mâu thuẫn. Khi đã thành công, bạn có thể thực tập đối với những tổn thương dai dẳng hơn. Chúc bạn thanh thản, hạnh phúc vì bạn xứng đáng với điều đó.
Bác sĩ Paul Meier, phụ trách hệ thống Meier Clinics ở Mỹ, cho biết, cứ mỗi tuần có tới 15.000 bệnh nhân đến các phòng khám của ông để được điều trị về tinh thần. Trong số các ca trầm cảm, có tới 95% là do tích tụ nỗi oán hận.
Diễn giả Trish Summerfield đang hướng dẫn khóa học NGHỆ THUẬT THA THỨ |
Tha thứ là làm ngơ để người khác quen thói là quan niệm sai lầm thứ ba. Theo quy luật tự nhiên, mỗi hành động đều phải nhận kết quả tương ứng, không sớm thì muộn. Nếu ai đó gây đau khổ cho người khác, người ấy tất yếu sẽ phải nhận lãnh kết quả từ hành động của mình dưới một hình thức nào đó. Ta không cần phải đóng vai luật sư hay thẩm phán, cũng không cần đóng vai người trừng phạt. Chúng ta chỉ cần giữ mình nhẹ nhàng. Các bước để tha thứ: 1. Vận dụng sự hiểu biết của mình để nhìn nhận tình huống, tức là hiểu rõ động cơ hành động của đối tượng cần được tha thứ. 2. Chấp nhận hành vi đó và biết rằng nó đã xảy ra rồi. 3. Rút ra bài học sau sự việc ấy, chẳng hạn như: nhìn nhận người khác khách quan hơn, giao tiếp với họ rõ ràng hơn, bớt kỳ vọng về chính mình hoặc về người khác... 4. Tha thứ và loại bỏ sự việc ấy ra khỏi tâm trí mình trong hiện tại. Ở giai đoạn thực hành đầu tiên, bạn có thể chọn những đối tượng mà mình có chút ít mâu thuẫn. Khi đã thành công, bạn có thể thực tập đối với những tổn thương dai dẳng hơn. Chúc bạn thanh thản, hạnh phúc vì bạn xứng đáng với điều đó.
(Cố vấn Trung tâm Inner Space Việt Nam)
>>> Đọc tiếp bài
KẾT NỐI VỚI SỰ GIÀU CÓ CỦA MÌNH
Mục đích và tôn chỉ hoạt động của trung tâm InnerSpace